Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. VÕ NGUYỄN NGỌC TRANG
29/09/2022

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: “Đánh giá mức độ rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh Parkinson và teo đa hệ thống”

Chuyên ngành: Thần Kinh.       Mã số: 62720147         

Họ và tên nghiên cứu sinh: Võ Nguyễn Ngọc Trang

Họ và tên  người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Công - TS. Trần Công Thắng

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Qua thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, khảo sát 6 test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ trên 82 bệnh nhân Parkinson và 45 bệnh nhân teo đa hệ thống, chúng tôi rút ra kết luận:

  1. Trên nhóm Parkinson, 15,9% trường hợp bình thường và 53,7% bất thường ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm. Trên nhóm teo đa hệ thống, 100% trường hợp đều bất thường ít nhất 1 test và 80% bất thường trên cả hai hệ thần kinh tự chủ giao cảm và đối giao cảm.

Ở nhóm teo đa hệ thống, không có sự khác biệt về tỷ lệ và mức độ rối loạn thần kinh tự chủ giữa 2 phân nhóm MSA-P và MSA-C (p > 0,05).

  1. So sánh giữa 2 nhóm Parkinson và teo đa hệ thống:
  • Về mức độ rối loạn thần kinh tự chủ tính bằng thang điểm Ewing, nhóm teo đa hệ thống có bất thường thần kinh tự chủ nặng hơn nhóm Parkinson (điểm Ewing = 3,22 so với 2,02, p < 0,001).
  • Về tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ khảo sát riêng từng test, nhóm teo đa hệ thống có tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ cao hơn nhóm Parkinson, khác biệt có ý nghĩa khi khảo sát trên các test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu, test biến thiên huyết áp theo tư thế, test vận động thể lực đẳng trường và test ghi đáp ứng giao cảm da (p < 0,05).
  1. Ở điểm cắt điểm Ewing 2,75, bộ test Ewing có độ nhạy 69% và độ đặc hiệu 76% trong chẩn đoán phân biệt giữa teo đa hệ thống và bệnh Parkinson.
  2. Có mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ với mức độ nặng của bệnh Parkinson (theo phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi, UPDRS phần III) và với mức độ nặng của bệnh teo đa hệ thống (theo thang điểm UMSARS phần II) (p < 0,001). Trong đó có mối liên quan rất cao giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh Parkinson theo thang điểm UPDRS phần III (hệ số tương quan Pearson r = 0,731, p < 0,001).

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN