Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. TRẦN THỊ BÍCH VÂN
10/10/2022

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: “Đặc điểm sự phát triển sọ mặt, cung răng và khớp cắn từ bộ răng sữa đến bộ răng hỗn hợp và bộ răng vĩnh viễn”. Chuyên ngành: Răng - Hàm - Mặt; Mã số: 62720601 Nghiên cứu sinh: TRẦN THỊ BÍCH VÂN

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Đống Khắc Thẩm, 2. GS.TS Hoàng Tử Hùng

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu dọc từ bộ răng sữa (T1)đến bộ răng hỗn hợp (T2) và vĩnh viễn (T3) trên hai mẫu nghiên cứu liên quan và bổ sung cho nhau: (1) mẫu trên mẫu hàm gồm 132 tương quan răng sau của 66 trẻ và (2) mẫu trên mẫu hàm kết hợp phim sọ nghiêng gồm 50 tương quan răng sau của 25 trẻ được chọn từ mẫu nghiên cứu thứ nhất. Nghiên cứu đưa ra những kết luận sau:

Dạng bậc xuống gần có tỉ lệ chuyển thành R6 hạng I cao nhất (82%), sau đó là dạng thẳng (69%), dạng bậc xuống xa hầu như không điều chỉnh trong quá trình phát triển của bộ răng.  

Có 7 yếu tố trên mẫu hàm ảnh hưởng đến sự hình thành tương quan R6 hạng II ở T3 gồm: (a) tương quan R6 ở T2 (OR = 6,3); (b) độ cắn chìa ở T1 (OR = 2,11); (c) chiều rộng cung răng vùng RE hàm dưới ở T2 (OR = 1,9); (d) thay đổi chiều rộng cung răng vùng R6 hàm dưới từ T2-T3 (OR = 1,75); (e) khe hở răng sữa vùng R sau hàm trên ở 1 phần hàm (OR = 0,11); (f) khoảng E ở hàm dưới (OR = 0,25) và (g) thay đổi chiều rộng cung răng vùng R6 hàm trên từ T2-T3 (OR = 0,3) với phương trình hồi quy như sau: R6 (T3) = -23,6 + 1,8a + 0,7b + 0,6c + 0,6d – 2,2e– 1,4f – 1,2g.

Có 3 yếu tố trên phim ảnh hưởng đến sự hình thành tương quan R6 hạng II ở T3: (a) vị trí RE hàm trên theo chiều trước-sau (UE-X) ở T1 (OR = 1,8); (b) sự thay đổi tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt giữa và tầng mặt dưới phía trước (N-ANS/ANS-Me) từ T1-T2 (OR = 1,29) và (c) tỉ lệ giữa chiều dài xương hàm dưới và xương hàm trên ở T2 (OR = 0,75) với phương trình hồi quy như sau: R6 (T3) = 13,2 + 0,6a – 0,3c – 0,3b.

Có 4 yếu tố trên mẫu hàm kết hợp với phim quyết định đến sự hình thành tương quan R6 hạng II ở T3: (a) sự thay đổi chiều rộng cung răng vùng răng 6 hàm dưới từ T2T3 (OR = 5,8); (b) vị trí RE hàm trên theo chiều trước sau ở T1 (OR =1,7); (c) sự thay đổi chiều rộng cung răng vùng răng 6 hàm trên từ T2-T3 (OR = 0,25) và (d) tỉ lệ giữa chiều dài xương hàm dưới và chiều dài xương hàm trên ở T2 (OR = 0,78) với phương trình hồi quy như sau: R6 (T3) =  13,1 + 1,8a+ 0,5b - 1,4c – 0,2d.

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN