Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN HỒNG SƠN
20/06/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị u mô đệm dạ dày”

Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa, Mã số: 62720125

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Sơn

Họ và tên người hướng dẫn:                       PGS.TS Lê Văn Quang

                                                                        PGS.TS Bùi Chí Viết

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: U mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày là u trung mô hiếm gặp có tiềm năng ác tính. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật điều trị nhóm bệnh hiếm gặp này.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt ca u mô đệm dạ dày, từ 1/2015 đến 11/2021 tại 2 trung tâm bệnh viện đại học Y dược TP.HCM và bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM.

- Kết quả: 152 trường hợp u dưới niêm dạ dày được phẫu thuật nội soi và 109/152 trường hợp có kết luận cuối cùng là u mô đệm dựa vào hóa mô miễn dịch. Chúng tôi thấy rằng:

  1. Dấu hiệu gợi ý u mô đệm dạ dày qua nội soi và CT scan bụng bao gồm: u có kích thước lớn, bắt thuốc trung bình, mạnh, không đồng nhất và đặc biệt mất tính nguyên vẹn. Khả năng phát hiện u đối với nội soi dạ dày là 90,83% và CT scan bụng là 100%.
  2. Phối hợp PTNS và nội soi tiêu hóa là rất cần thiết để điều trị, tỉ lệ 16,3% đối với UMĐ và 48,8% đối với các loại u dưới niêm khác. Tỉ lệ thành công chung của PTNS 98%, 3/109 trường hợp cần chuyển mổ hở, liên quan tới u có kích thước > 10 cm và dính các cơ quan lân cận.
  3. PTNS cắt dạ dày hình chêm cho kết quả an toàn về mặt bệnh học, không có tái phát tại chỗ. Tỉ lệ di căn gan là 2,7 % trong thời gian theo dõi, tử vong 0,9%.

- Kết luận: Nội soi dạ dày và CT scan bụng là 2 phương tiện có giá trị để chuẩn đoán UMĐ trước mổ dựa vào các dấu hiệu như u có kích thước lớn, không đồng nhất và dấu hiệu loét sâu vào trung tâm. Việc phối hợp giữa nội soi tiêu hóa và PTNS là rất cần thiết để điều trị nhóm bệnh đặc biệt này đem lại tính khả thi và tỉ lệ thành công cao 98%. Kết quả theo dõi trung hạn cho thấy không có tái phát tại chỗ, tỉ lệ di căn và tử vong thấp.

Từ khóa: U mô đệm dạ dày, u dưới niêm dạ dày, hóa mô miễn dịch

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: The research of laparoscopic gastric gastrointestinal stromal tumor resection.

Specialty: Gastrointestinal Surgery                                  Code: 62720125

Ph.D. candidate: Nguyễn Hồng Sơn, MD

Supervisor 1: Associate Professor Le Van Quang, MD, Ph.D

Supervisor 2: Associate Professor Bui Chi Viet, MD, Ph.D

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Gastric gastrointestinal stromal tumors (Gastric GISTs) are among the rare malignant mesenchymal tumors. This research aimed to discover the clinical features, characteristics of imaging and surgical methods of these rare diseases.

Objectives and Methods: A retrospective and prospective study was conducted to describe gastric GISTs cases from 01/2015 to 11/2021 at two centers (University of Medicine Hospital and People Gia Định Hospital in HCM City).

Results: 152 cases of gastric submucosal tumors underwent laparoscopic surgery, and 109 of the 152 cases were confirmed as gastric GISTs based on immunohistochemistry results. We found that:

1. The characteristics of gastric GIST in endoscopy and CT scan include large size, heterogeneous with medium or strong enhanced, mucosal ulcers. The sensitivity of endoscopy and CT scans are 90.83% and 100%, respectively.

2. Laparoscopic endoscopic cooperative surgery was essential, 16.3% of gastric GISTs and 48.8% of other submucosal tumors. The overall success rate of laparoscopic surgery was 98%; 3/109 cases were converted to open surgery due to tumor size were more than 10 cm and adhesive recent organs.

3. Laparoscopic wedge resection was safe regarding pathology, with no local recurrence. The rate of liver metastasis was 2.7% during follow-up, and mortality was 0.9%.

Conclusion: Endoscopy and CT scans are valuable for diagnosing gastric GIST reoperation based on large, heterogeneous, deep mucosal ulcers. Laparoscopic endoscopic cooperative surgery is feasible and has a high success rate of 98%. The medium-time follow-up shows no local recurrence and low rates of rare metastasis and mortality.

Keywords: Gastric gastrointestinal stromal tumor, submucosal tumor, immunocytochemical.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN