Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. LÂM ĐỨC HOÀNG
26/06/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Đánh giá hiệu quả của xạ trị đối với ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III.

Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa.    Mã số:  62720125

Họ và tên nghiên cứu sinh:           LÂM ĐỨC HOÀNG

Họ và tên người hướng dẫn:         PGS.TS CUNG THỊ TUYẾT ANH

                                                      TS.BS ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH

Tên cơ sở đào tạo:                         Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Qua nghiên cứu mô tả 60 trường hợp ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II và III được xạ trị triệt để bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong mô, chúng tôi có kết luận sau:

  1. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 73%, trong đó đáp ứng của hạch là 90% và của bướu là 73%. Tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm và 5 năm là 65% và 60%. Kiểm soát tại chỗ - tại vùng đối với T1, T2 và T3 lần lượt là 100%, 70% và 55%.
  2. Đa số biến chứng sớm do xạ trị có mức độ nhẹ và trung bình, trong đó viêm da 98%, chán ăn 96% và viêm niêm mạc miệng 86,5%. Tỉ lệ biến chứng do cắm kim trong mô bao gồm chảy máu nhiễm trùng và viêm loét từ 5 đến 10%. Tỉ lệ biến chứng muộn như khô miệng và xơ chai vùng cổ lần lượt là 88% và 46,5%. Tỉ lệ biến chứng khít hàm, hoại tử xương hàm và hoại tử mô mềm là 2%.
  3. Chức năng lưỡi sau xạ trị được duy trì khá tốt: 80% vị giác phục hồi hoàn toàn, 83% vận động lưỡi bình thường hoặc chỉ hạn chế nhẹ, 59% nuốt hoàn toàn bình thường, có 2 trường hợp cần mở dạ dày ra da nuôi ăn do khó nuốt.
  4. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 2 năm và 5 năm là 84% và 75%. Tỉ lệ sống còn không bệnh 2 năm và 5 năm là 60,4% và 54%. Các yếu tố tuổi, giới, độ sâu xâm lấn, dạng đại thể và grade mô học có xu hướng ảnh hưởng đến sống còn, nhưng trong loạt bệnh nhân này những mối tương quan đều không đạt ý nghĩa thống kê.

Kết luận: Xạ trị triệt để bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị trong mô ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II, III cho kết quả tốt về tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn và kiểm soát tại chỗ - tại vùng. Tỉ lệ sống còn toàn bộ và không bệnh 2 năm và 5 năm khá cao. Biến chứng của xạ trị ngoài và xạ trị trong mô thường ở mức độ nhẹ và có thể chấp nhận. Đặc biệt chức năng của lưỡi sau xạ trị được bảo tồn khá tốt.

Từ khóa: lưỡi di động, xạ trị ngoài, xạ trị trong mô

 

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: The effectiveness evaluation of radiation therapy of stage I, II, III oral tongue carcinoma.

Specialty:                    Digestive surgery                    Code: 62720125

PhD. candidate:           LAM DUC HOANG

Supervisor :                 Associate Prof. PhD CUNG THI TUYET ANH

                                    MD. PhD ĐANG HUY QUOC THINH

Academic institute:     University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

A cross-sectional retrospective study 60 patients with stage I, II, and III oral tongue carcinoma were treated by radical radiotherapy including interstitial brachytherapy. The result was: 

  1. The frequency of complete response was 73%, in there the complete response of node and primary tumor were 90% and 73%. The actuarial 2-year and 5-year loco-regional control rate were 65% and 60%. The loco-regional control rate for T1, T2 and T3 were 100%, 70% and 55%, respectively.
  2. Almost early complications of radiation therapy were slight and medium grade, in there the frequency of dermatitis, anorexia and mucositis were 98%, 96% and 86.5%, respectively. The rate of complications associated with interstitial brachytherapy including bleeding, infection and long-healing ulcers were rare (from 5 to 10 percent). The rate of late complications including xerostomia and radiation-induced fibrosis were 88% and 46.5%. The rate of trismus, osteonecrosis jaw and soft tissue necrosis were rare, 2% for each one.
  3. The functional conservation of tongue was pretty good after radiation therapy: complete recovery of gustation were 80%; slightly restricted or normal tongue motion were 83%; normally swallowing cases were 59%; and 2 cases were required gastrostomy for feeding because of dysphagia.
  4. The 2-year and 5-year overall survival rate were 84% and 75%. The 2-year and 5-year disease free survival rate were 60.4% and 54%. The prognostic factors including age, gender, depth of invasion, macroscopic morphology and histiologic grade had the trend of influenced survival but in this study, all correlations had not statistical significance yet.

Conclusion: The radical radiation therapy stage I, II, and III oral tongue carcinoma, including external beam radiation therapy and interstitial brachytherapy had the good results on complete response and loco-regional control rate. The 2-year and 5-year overall survival and disease free survival rate were rather high. The complications of external radiation and interstitial brachytherapy were usually slight and acceptable. Especially, the functional conservation of tongue was quite good after radiation therapy.

Key words: oral tongue, external beam radiation therapy, interstitial brachytherapy.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN