Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. TẠ VƯƠNG KHOA
30/06/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Điều trị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não bằng can thiệp nội mạch

Chuyên ngành: Thần kinh                               Mã số: 62.72.01.47

Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Vương Khoa

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Anh Nhị

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Số lượng nghiên cứu trên thế giới về can thiệp nội mạch khiêm tốn hơn rất nhiều so với nghiên cứu về phẫu thuật trong điều trị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não, tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào. Thời điểm điều trị tối ưu là vấn đề còn tranh luận, trong đó phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch trước 24 giờ kể từ thời điểm khởi phát bệnh (gọi tắt là trước 24 giờ) được quan tâm nhiều nhất. Vì vậy, thực hiện một nghiên cứu trong nước về can thiệp nội mạch trong xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não nhằm đánh giá kết cục điều trị, các yếu tố ảnh hưởng đến kết cục điều trị, đặc biệt là yếu tố can thiệp trước 24 giờ, là cần thiết.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, theo dõi dọc trên 108 bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não hình túi được điều trị can thiệp nội mạch nút túi phình bằng vòng xoắn kim loại, bao gồm 53 bệnh nhân can thiệp trước 24 giờ và 55 bệnh nhân can thiệp sau 24 giờ, tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2021. Đánh giá kết cục theo thang điểm Rankin hiệu chỉnh (mRS: modified Rankin Scale).

Kết quả: Tỉ lệ tử vong và tàn tật (mRS 3-6) tại thời điểm xuất viện và thời điểm 1 năm lần lượt là 18,5% và 13,9%. Tỉ lệ này không khác biệt giữa các nhóm can thiệp trước 24 giờ và sau 24 giờ tại thời điểm xuất viện (11,3% so với 25,5%, P=0,059) nhưng thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm can thiệp trước 24 giờ so với nhóm can thiệp sau 24 giờ tại thời điểm 1 năm (5,7% so với 21,8%, P=0,015). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa với cải thiện kết cục lâm sàng tại thời điểm 1 năm là can thiệp trước 24 giờ (RR 3,25; KTC 95% 1,03-10,2; P=0,044) và phân độ WFNS 1-3 (RR 5,08; KTC 95% 1,32-19,6; P=0,018).

Kết luận: Nghiên cứu về can thiệp nội mạch điều trị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não tại một bệnh viện trong nước là Bệnh viện Nhân Dân 115 cho thấy kết quả là khả quan. Nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy rằng can thiệp nội mạch trước 24 giờ kể từ thời điểm khởi phát bệnh và phân độ lâm sàng WFNS thấp lúc nhập viện là các yếu tố tiên lượng dự hậu tốt.

Từ khóa: xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não, can thiệp nội mạch, can thiệp nội mạch trước 24 giờ, kết cục

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Treatment of aneurysmal subarachnoid hemorrhage with endovascular intervention

Specialty: Neurology                                               Code: 62720147

Ph.D. candidate: Ta Vuong Khoa, MD, PhD

Supervisor: Associate Professor Vu Anh Nhi, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

 

Background: The number of studies on endovascular intervention is much more modest than that on surgery in the treatment of aneurysmal subarachnoid hemorrhage in the world, and there have not been studies in Vietnam yet. The optimal time of treatment is a matter of debate, in which surgery or endovascular intervention within 24 hours of onset (referred to as within 24 hours) is the most concerned. Therefore, conducting a domestic study on endovascular intervention in treatment of aneurysmal subarachnoid to evaluate the treatment outcome, factors affecting treatment outcome, especially endovascular intervention within 24 hours factor, is necessary.

Objectives and Methods: Longitudinal prospective cohort study was conducted in 108 patients with aneurysmal subarachnoid hemorrhage who were treated for embolization of cerebral aneurysms by endovascular coiling, including 53 patients treated within 24 hours and 55 patients treated after 24 hours, at People’s Hospital 115 from October 2018 to April 2021. Outcome was measured by the modified Rankin Scale (mRS).

Results: The rates of mortality and morbidity (mRS 3-6) were in turn 18.5% and 13.9% at discharge and 1 year after discharge. These rates were not different between the groups treated within 24 hours and after 24 hours at discharge (11.3% vs. 25.5% respectively, P=0.059) but was significant lower in the group treated within 24 hours than the group treated after 24 hours at 1 year after discharge (5.7% vs. 21.8% respectively, P=0.015). Multivariable regression analysis showed that significant associated factors with improved clinical outcomes at 1 year after discharge were endovascular intervention within 24 hours (RR 3.25; 95% CI 1.03-10.2; P=0.044) and WFNS grade 1-3 (RR 5.08; 95% CI 1.32-19.6; P=0.018).

Conclusion: The study on endovascular intervention to treat aneurysmal subarachnoid hemorrhage at a domestic medical facility, People’s Hospital 115, showed positive results. The study also found that endovascular intervention

within 24 hours from onset and low WFNS clinical grade at hospitalization are predictors of good outcome.

Keywords: aneurysmal subarachnoid hemorrhage, endovascular intervention, endovascular intervention within 24 hours, outcome

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN