Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. ĐOÀN THỊ HỒNG HẠNH
17/07/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Chẩn đoán viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật có ứng dụng PCR thời gian thực và đánh giá kết quả điều trị

Chuyên ngành: Nhãn khoa     Mã số: 62720157

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Hồng Hạnh

Họ và tên người hướng dẫn: TS.BS Võ Quang Minh – PGS.TS.BS Nguyễn Công Kiệt

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.  Phổ tác nhân gây VMNN sau phẫu thuật phát hiện bằng PCR thời gian thực

PCR thời gian thực phát hiện tác nhân gây bệnh tốt hơn nuôi cấy: dương tính 69% so với nuôi cấy dương tính 31%. Kết quả PCR thời gian thực tương đồng với kết quả nuôi cấy. Tác nhân hàng đầu gây VMNN sau phẫu thuật là vi khuẩn Gram - dương (52,5%), tác nhân Gram - âm đứng hàng thứ hai (32,5%), có 7,5% nhiễm đa khuẩn và 7,5% nhiễm nấm. Vi khuẩn thuộc nhóm Staphylococcus coagulase âm là tác nhân hàng đầu gây VMNN sau phẫu thuật (40%). Tác nhân Gram âm thường gặp là Pseudomonas aeruginosa (12,5%). Các tụ cầu khuẩn kháng methicillin (MRSE, MRSCN, MRSA) chiếm tỉ lệ 35%.

 Đa số trường hợp vi khuẩn vẫn nhạy với vancomycin và ceftazidime tuy nhiên tỉ lệ kháng thuốc nhóm quinolones lên tới 50%.

2.  Kết quả điều trị viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật

41,4% được điều trị cắt dịch kính. 62% trường hợp có kết quả điều trị tốt, 32,8% trường hợp thất bại trong điều trị. Nguyên nhân gây giảm thị lực nặng sau điều trị thường gặp xơ hóa dịch kính võng mạc và bong võng mạc.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị: Các yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả thị lực sau điều trị bao gồm: thị lực lúc nhập viện ≤BBT, kết quả PCR thời gian thực. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng đục dịch kính sau điều trị bao gồm: loại can thiệp nội nhãn trước VMNN, kết quả PCR thời gian thực và điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính. Phẫu thuật cắt dịch kính giúp cải thiện thị lực tốt hơn ở những mắt có thị lực khởi đầu thấp BBT.

Nghiên cứu cho thấy: ứng dụng PCR thời gian thực giúp tăng khả năng chẩn đoán đặc biệt trong những trường hợp khó chẩn đoán và hướng tới mở rộng chỉ định cắt dịch kính khi thị lực nhập viện BBT hay thậm chí cao hơn. BBT.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Diagnosis of  postoperative endophthalmitis by using real-time PCR and assessment of treatment outcomes.

Specialty: Ophthalmology       Code: 62720157

Ph.D. candidate: Doan Thi Hong Hanh

Supervisors : Vo Quang Minh, MD. Ph.D

                     Associate Professor Nguyen Cong Kiet, MD. Ph.D

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

1. The spectrum of causative agents of postoperative endophthalmitis detected by real time PCR (rt-PCR)

Rt-PCR gave positive rate at 69% comparing with 31% of cultures. There was almost 100% concordance between rt-PCR and cultures. The most common group of pathogenic agents was Gram positive (52.5%), the second rank was Gram negative (32.5%),7.5% of the case was polybacterial infection and 7.5% was infected with fungus. Coagulase negative Staphylococcus was the predominant causative bacteria (40%). The common Gram negative agent was Pseudomonas aeruginosa (12.5%). Methicillin resistant Staphylococcus (MRSE, MRSCN, MRSA) was detected at a high rate of 35%.

Most of the case were still sensitive to vancomycin and ceftazidime, but the resistant rate of quinolones was as high as 50%.

2.  Treatment outcomes of postoperative endophthalmitis

41.4% was treated with vitrectomy. There was 62% of cases with good treatment result, 32.8% was defined as treatment failure. The common cause of vision loss after treatment was retinal detachment and vitreoretinal fibrosis.

Factors affected treatment outcomes: Factors that affected visual outcomes included vision at admission lower than or equal to hand motion (HM), rt-PCR results. Factors that affected the clearance of vitreous haziness included type of previous intervention, rt-PCR results and vitrectomy. Vitrectomy proved to improve visual outcomes in eyes with vision lower than or equal to HM at admission.

The results of our research concluded that: rt-PCR helped increasing the rate of diagnosis especially in difficult cases and the indication of vitrectomy should be considered in cases with vision at admission of HM or even higher vision.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN