Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. HUỲNH TRUNG QUỐC HIẾU
17/07/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu – thiếu cơ ở người cao tuổi.

Ngành: Nội khoa (Lão khoa) Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: ThS. Huỳnh Trung Quốc Hiếu

Họ và tên người hướng dẫn:  TS. Thân Hà Ngọc Thể -  PGS.TS. Nguyễn Văn Tân

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Suy yếu – Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) là tình trạng người cao tuổi suy giảm cân bằng nội môi của một số hệ thống cơ thể và dễ bị tổn thương hơn đối với các yếu tố gây stress. Thiếu cơ (Sarcopenia) được định nghĩa là sự mất dần khối lượng cơ và sức mạnh, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Suy yếu và thiếu cơ đều dẫn đến các kết cục bất lợi ở người cao tuổi như: té ngã, nhập viện, thậm chí là tử vong, vì vậy việc xác định, chẩn đoán sớm người cao tuổi mắc suy yếu và thiếu cơ là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế cũng như trong cộng đồng.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo 02 giai đoạn trên 584 đối tượng nghiên cứu người cao tuổi (≥ 60 tuổi) sinh sống trên địa bàn Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Giai đoạn 1: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Giai đoạn 2: nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên hai nhóm đối tượng nghiên cứu có tình trạng thiếu cơ và/hoặc có tình trạng suy yếu, và nhóm đối tượng không có suy yếu, thiếu cơ và ghi nhận kết cục sau 6 tháng (té ngã, nhập viện, tử vong). Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu về tác động của tình trạng suy yếu, thiếu cơ đối với các hậu quả bất lợi liên quan đến sức khỏe ở người cao tuổi.

- Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là là 69,57 ± 7,25 tuổi; 30% nam giới. Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried trong nghiên cứu là 19%, tỷ lệ thiếu cơ theo AWGS 2019 là 53,6%. Các yếu tố liên quan đến suy yếu, thiếu cơ bao gồm: tuổi cao, sống một mình, tình trạng thiếu cân. Suy yếu và thiếu cơ có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc các kết cục bất lợi ở người cao tuổi (RR 2,08; 1,48). Đồng mắc suy yếu – thiếu cơ có liên quan đến gia tăng nguy cơ xuất hiện các kết cục bất lợi ở người cao tuổi sau 06 tháng theo dõi (RR 2,16).

- Kết luận: Suy yếu, thiếu cơ, đồng mắc suy yếu – thiếu cơ là tình trạng bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi trong cộng đồng, đồng thời suy yếu – thiếu cơ có liên quan với nguy cơ cao mắc các kết cục bất lợi chung về sức khỏe (tử vong, nhập viện, té ngã). Do đó việc sàng lọc và chẩn đoán sớm những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy yếu, thiếu cơ có ý nghĩa quan trọng

Từ khóa: Suy yếu (Frailty), Thiếu cơ (Sarcopenia), kết cục bất lợi, người cao tuổi

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Research on relevant factors and prognostic values of adverse outcomes of frailty-sarcopenia in the elderly.

Specialty: Internal Medicine (Geriatrics)                                  Code: 9720107

Ph.D. candidate: Huynh Trung Quốc Hieu

Supervisors: Doctor Than Ha Ngoc The, MD - Associate Professor Nguyen Van Tan, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Frailty syndrome is a condition in which older people have impaired homeostasis of specific body systems and are more vulnerable to stressors. Sarcopenia is a gradual loss of muscle mass and strength, especially in the elderly. These two conditions can have severe consequences for seniors, including falls, hospitalizations, and even death. Therefore, it is crucial for healthcare providers in both clinical and community settings to identify and diagnose older adults with sarcopenia and frailty as early as possible.

Objectives and Methods: A study was conducted in two phases on 584 elderly individuals aged 60 years or older residing in District 9, Ho Chi Minh City. The first phase was a cross-sectional descriptive study. Whereas the second phase was a prospective cohort study that included two subjects: those with sarcopenia and/or frailty and those without frailty or sarcopenia. The study aimed to examine the adverse outcomes after six months, such as hospitalization, falls, and death.

Results: The average age of the study sample was 69.57 ± 7.25 years; 30% were men. The rate of frailty by Fried's criteria was 19%, and the prevalence of sarcopenia, according to the 2019 AWGS, was 53.6%. Factors associated with frailty and sarcopenia include advanced age, living alone, and being underweight. Frailty and sarcopenia are associated with an increased risk of adverse outcomes in older adults (RR 2.08; 1.48). Co-morbidity frailty - sarcopenia is associated with an increased risk of adverse outcomes in the elderly after six months of follow-up (RR 2,16).

Conclusion: Frailty, sarcopenia, and co-morbidity frailty-sarcopenia are common medical conditions and are associated with a higher risk of adverse health outcomes (death, hospitalization, fall) in older adults in the community. Therefore, the screening and early diagnosis of people at high risk of muscle weakness and deficiency are essential.

Keywords: Frailty, Sarcopenia, adverse outcomes, elderly.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN