Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. VŨ HOÀNG VŨ
24/07/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu kết quả và an toàn của phương pháp can thiệp đặt stent cho sang thương tắc mạn tính động mạch vành

Chuyên ngành: Nội Tim mạch                           Mã số: 62720141

Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Hoàng Vũ

Họ và tên người hướng dẫn: Giáo sư – Tiến sĩ Trương Quang Bình

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Can thiệp sang thương tắc hoàn toàn mạn tính (THTMT) là thử thách lớn trong can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da với tỉ lệ thất bại thủ thuật cao hơn can thiệp các sang thương khác. Các nghiên cứu về kết quả can thiệp qua da sang thương THTMT tại Việt Nam không nhiều nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm có thêm dữ liệu về kết quả can thiệp sang thương THTMT ĐMV.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát trên 194 bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, từ 04/2017 đến 06/2019.

- Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình là 67,3±11,3; với 73,7% nam; 82,5% có tiền sử tăng huyết áp, 26,3% nhồi máu cơ tim cũ, can thiệp ĐMV qua da trước đây (26,3%), đái tháo đường (29,9%), bệnh thận mạn (9,8%) và 77,4% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng vành cấp. Điểm SYNTAX I trung bình là 21,7±7,2. Tỉ lệ thành công chung của thủ thuật là 87,1%. Các yếu tố liên quan đến thất bại thủ thuật gồm: chỉ số BMI > 25kg/m2; điểm J-CTO cao; điểm J-CTO3; mỏm gần không rõ; mạch máu xoắn vặn; mạch máu vôi hoá; chiến lược can thiệp ngược dòng, và không sử dụng siêu âm trong lòng mạch. Số biến chứng liên quan thủ thuật nội viện là 17 trường hợp (8,6%), gồm có: thủng ĐMV (2,1%), bóc tách mạch vành (1,5%), mất nhánh bên (1,0%), huyết khối lòng mạch (1,0%), nhồi máu cơ tim liên quan thủ thuật (0,5%), rối loạn nhịp tim (1,5%), chảy máu (0,5%). Các yếu tố có liên quan đến biến chứng thủ thuật: cao tuổi và tiền sử có can thiệp ĐMV qua da.

- Kết luận: Nghiên cứu can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT có kết quả tốt và an toàn cao với tỉ lệ thành công về kĩ thuật khá cao (87,1%) và tỉ lệ biến chứng tim mạch ở mức thấp (8,2%), không trường hợp nào tử vong do biến chứng.

Từ khóa: Can thiệp ĐMV qua da, tắc hoàn toàn mạn tính, xuôi dòng, ngược dòng

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Research on results and safe profile of stenting management for coronary chronic total occlusion

Specialty: Cardiology                                                          Code: 62720141

Ph.D. candidate: Vu Hoang Vu

Supervisor: Professor Truong Quang Binh, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Chronic Total Occlusion (CTO) is a significant challenge in percutaneous coronary intervention (PCI) on account of the high likelihood of interventional failure. Due to the lack of research regarding this procedure in Vietnam, we performed this study to gather additional data on CTO intervention in diverse patient populations.

Objectives and Methods: We conducted an observational trial on patients undergoing percutaneous coronary intervention for chronic total occlusion lesions at University Medical Center Ho Chi Minh City, from April 2017 to June 2019.

Results: The mean age of participants was 67.3±11.3, and 73.7% of them were male. Co-morbidities were hypertension (82.5%), old myocardial infarction (26.3%), prior percutaneous coronary intervention (26.3%), diabetes mellitus (29.9%), and chronic kidney disease (9.8%). Acute coronary syndrome was diagnosed in 77.4% of patients. SYNTAX I average score was 21.7±7.2. The procedural success rate was 87.1%, and the characteristics associated with procedural failure were BMI > 25kg/m2, high J-CTO score, J-CTO score ≥ 3; ambiguous proximal cap, turtuos vessel, cacified vessel, retrograde CTO approach and without use of intravascular ultrasound. In-hospital procedural complications were noted in 16 cases (8.2%), included: coronary artery perforation (2.1%), coronary artery dissection (1.5%), side-branch loss (1.0%), thrombosis (1.0%), procedure-related myocardial infarction (0.5%), arrhythmia (1.5%), and bleeding (0.5%). Factors related to procedural complications included: old age and previous PCI.

Conclusion: Percutaneous intervention in CTO patients showed great efficacy and safe results with high technique success rate (87.1%) and low cardiovascular complication rate (8.2%), no complication-related death.

Keywords: Chronic total occlusion, pertacuneous coronary intervention, antegrade, retrograde.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN