Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. CAO NGUYỄN HOÀI THƯƠNG
30/11/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Hiệu quả của nhân viên sức khỏe cộng đồng trong quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng: thử nghiệm can thiệp ở người cao tuổi tại Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Y tế công cộng                  Mã số: 9720701

Họ và tên nghiên cứu sinh: Cao Nguyễn Hoài Thương

Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. BS. Trần Thiện Thuần – TS. BS. Võ Thị Xuân Hạnh

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Trên Thế giới, hiệu quả và tính kinh tế của nhân viên sức khỏe cộng đồng (NV SKCĐ) trong quản lý bệnh tăng huyết áp (THA) đã được chứng minh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình này vẫn chưa được áp dụng. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu đánh giá hiệu quả trong việc cải thiện tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp của đội ngũ nhân viên sức khỏe cộng đồng.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

+ Mục tiêu 1: nghiên cứu cắt ngang trên 537 người từ 60 tuổi trở lên bị THA để xác định tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ không dùng thuốc và kiểm soát huyết áp.

+ Mục tiêu 2 và 3: nghiên cứu can thiệp cộng đồng, so sánh trước sau có nhóm chứng, không phân bổ ngẫu nhiên. Thực hiện can thiệp bằng NV SKCĐ tại Phường 10 Quận 10 để theo dõi thông tin bệnh và giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị, sau đó so sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.

- Kết quả: Sau can thiệp, tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc đều tăng ở cả 2 nhóm (nhóm can thiệp tăng 4,26 lần, nhóm chứng tăng 3,88 lần) và nhóm can thiệp tăng nhiều hơn nhóm chứng 1,64 lần. Về tỉ lệ kiểm soát huyết áp, nhóm can thiệp tăng 2,14 lần trong khi nhóm chứng thì không thay đổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương giữa 2 nhóm, trong đó nhóm can thiệp giảm được 5,89 mmHg chỉ số huyết áp tâm thu và 5,41 mmHg chỉ số huyết áp tâm trương so với nhóm chứng.

- Kết luận: Nghiên cứu đã chứng minh những hiệu quả ban đầu của đội ngũ NV SKCĐ trong việc hỗ trợ bệnh nhân THA tăng cường tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp, giảm các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương.

Từ khóa: nhân viên sức khỏe cộng đồng, tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, kiểm soát huyết áp

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Effectiveness of Community Health Workers in hypertension management: An Intervention Trial in the elderly in District 10, Ho Chi Minh City.

Specialty: Public Health                                                                     Code: 9720701

Ph.D. candidate: Cao Nguyen Hoai Thuong

Supervisor 1: Associate Professor Tran Thien Thuan, MD, PhD – Supervisor 2: Vo Thi Xuan Hanh, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: The effectiveness and economics of community health workers in managing hypertension have been proven worldwide. However, in Vietnam, this model has not yet been applied. Therefore, we conducted a study to evaluate the effectiveness of community health workers in improving treatment adherence and blood pressure control.

Objectives and Methods:

+ Objective 1: A baseline cross-sectional was conducted on 537 hypertension patients aged 60 years and older to determine the rate of medication compliance, non-medication compliance, and blood pressure control.

+ Objectives 2 and 3: A community-based intervention without randomization was implemented by community health workers in Ward 10, District 10 to monitor disease information and health education on treatment adherence, then compared the improvement of hypertension adherence and blood pressure control between intervention and control groups.

Results: After the intervention, medication compliance rates increased in both groups (the intervention group increased 4.26 times, the control group increased 3.88 times) and the intervention group increased 1.64 times compared to the control group. Regarding blood pressure control, the intervention group increased 2.14 times while the control group did not change. In addition, the study found a statistically significant difference in the change in systolic and diastolic blood pressure between the two groups, in which the intervention group reduced systolic blood pressure by 5.89 mmHg and 5.41 mmHg diastolic blood pressure compared to the control group.

Conclusion: The study has demonstrated the initial effectiveness of the community health worker in supporting hypertensive patients to increase medication compliance and control blood pressure, reducing systolic and diastolic blood pressure.

Keywords: community health worker, hypertension, treatment adherence, blood pressure control.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN