Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN QUANG TRUNG
29/02/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Mối liên quan giữa đột biến gen pre-S/S của HBV và ung thư biểu mô tế bào gan

Chuyên ngành: Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới            Mã số: 9720109

Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN QUANG TRUNG

Họ và tên người hướng dẫn: 1. PGS.TS PHẠM THỊ LỆ HOA

                                              2. PGS. TS HOÀNG ANH VŨ

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Viêm gan vi rút B (VGB) mạn hiện vẫn là vấn đề sức khỏe lớn trên thế giới và tại Việt Nam, với gần 1 triệu ca tử vong hàng năm vì xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). HCC là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta và đột biến gen pre-S/S của vi rút viêm gan B (HBV) có liên quan với HCC.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích, thực hiện tiến cứu 88 ca và hồi cứu 212 ca bệnh nhân (BN) nhiễm HBV mạn.

Nghiên cứu thực hiện giải trình tự gen pre-S/S bằng phương pháp giải trình tự trực tiếp trên 300 BN nhiễm HBV mạn để xác định tỷ lệ đột biến tại gen pre-S/S và phân tích mối liên quan giữa các đột biến gen này với HCC.

- Kết quả: Đột biến điểm pre-S1 là 58,8%, pre-S2 là 78,1% và S là 66,9%. Vị trí axít amin thay thế nhiều nhất của pre-S1 là V68 và T87 (>45%), pre-S2 là T125 (43,7%) và I150 (28,9%). Đột biến xóa đoạn của pre-S1 21,3% và của pre-S2 15,1%. Đột biến vùng chức năng của pre-S1 tập trung nhiều nhất ở S promoter (71,7%) và HSP70 (70,3%), sau đó NTCP (47,6%), NBS (45,5%), epitope tế bào B (42,3%) và epitope tế bào T (31,5%). Đột biến vùng S nhiều nhất tại MHR (62%), vùng HLA-II (49,8%), vùng HLA-I (16,8%). Vị trí axít amin thay thế vùng S gồm A184 (37,7%), S210 (35,4%) và S53 (33,7%).

Vùng pre-S1 có hai vị trí W4 và I108 và vùng gen S có vị trí  F20, T47, L98, S174, V190, P203, L209 và F212 của vùng MHR và HLA-II có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân viêm gan mạn có HCC so với nhiễm HBV mạn không HCC (p<0,05). Và qua phân tích đa biến, có 7 yếu tố liên quan HCC: giới nam, tuổi ≥40, đột biến W4P/R/Y vùng pre-S1 và 4 đột biến T47A/E/V/K, P120S/T, S174N và P203R vùng gen S của HBV.

- Kết luận: Có nhiều yếu tố liên quan đến HCC như giới tính, tuổi, và các đột biến của HBV tại pre-S1 (W4P/R/Y) và S (T47A/E/V/K, P120S/T, S174N và P203R).

Từ khóa: Viêm gan vi rút B mạn, HCC, đột biến vùng pre-S/S, HBV

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: The relationship between HBV pre-S/S gene mutations and hepatocellular carcinoma

Specialty: Infectious and Tropical Diseases                     Code: 9720109

Ph.D. candidate: Nguyen Quang Trung

Supervisor 1: Associate Professor Pham Thi Le Hoa, MD, PhD

Supervisor 2: Associate Professor Hoang Anh Vu, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Chronic hepatitis B virus (HBV) infection is still a major health problem in the world and in Vietnam, with nearly 1 million deaths annually due to complications from cirrhosis and hepatocellular carcinoma (HCC). HCC is the leading cause of death in our country and mutations in the pre-S/S gene of HBV are associated with HCC.

Objectives and Methods: Analysis cross-sectioning, conducting prospectives on 88 cases and retrospectives on 212 cases of patients with chronic HBV infection.

Sequence researching and conducting of the pre-S/S gene using direct sequencing method on 300 HBV-infected patients to determine the rate of mutations in the pre-S/S gene and analyze the relationship between these gene mutations and HCC.

Results: Point mutation in pre-S1, pre-S2, S region was accounted for 58.8%, 78.1% and 66.9%, respectively. The most frequently substituted amino acid positions of pre-S1 were V68 and T87 (>45%), of pre-S2 were T125 (43.7%) and I150 (28.9%). Mutation deleting pre-S1 region was 21.3% and mutation deleting pre-S2 region was 15.1%. Mutations in the functional regions of pre-S1 were most concentrated in S promoter (71.7%) and HSP70 (70.3%), NTCP (47.6%), NBS (45.5 %), B-cell epitope (42.3%), and T-cell epitope (31.5%). S region mutations were most common in MHR region (62%), HLA-II region (49.8%), and HLA-I region (16.8%). Amino acid positions replacing the S region included A184 (37.7%), S210 (35.4%), and S53 (33.7%).

At the pre-S1 region, mutations at positions W4 and I108 had a significantly higher rate in the HCC group compared to the non-HCC group (p<0,05). S gene region, mutations at positions F20, T47, L98, S174, V190, P203, L209 and F212 had a significantly higher mutation rate in the HCC group compared to the non-HCC group (p<0,05). And through multivariate analysis, there were 7 factors related to HCC, including: male gender, age ≥40, W4P/R/Y mutation in pre-S1 region and 4 mutations T47A/E/V/K, P120S/T, S174N, P203R on the S region.

Conclusion: There are many factors related to HCC such as gender, age, and HBV mutations at pre-S1 (W4P/R/Y) and S (T47A/E/V/K, P120S/T, S174N and P203R).

Keywords: Chronic HBV infection, HCC, pre-S/S region mutation, HBV

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN