Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. HỒ HỮU ĐỨC
12/06/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt điều trị ung thư trực tràng ở người cao tuổi

Chuyên ngành: Ngoại tiêu hoá.                                 Mã số: 62720125

Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Hữu Đức

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.BS. Lê Văn Quang

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, theo Globocan 2020, ung thư trực tràng đứng hàng thứ 5 trong số những trường hợp ung thư mới mắc. Nguyên tắc điều trị ung thư trực tràng là đa mô thức và cá thể hoá, tuy nhiên phẫu thuật vẫn giữ vai trò quyết định trong điều trị triệt căn. Người cao tuổi với đặc điểm riêng là có nhiều bệnh nền nên điều trị ung thư trực tràng luôn là thách thức rất lớn cho các thầy thuốc. Với đặc điểm người cao tuổi, kết quả phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt điều trị ung thư trực tràng có khác gì với người trẻ tuổi hơn?

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng với đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân ³ 65 tuổi có chẩn xác định ung thư trực tràng và được phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt từ tháng 1/2015 đến 12/2018.

Kết quả: Nghiên cứu 76 bệnh nhân với tuổi trung bình 73,1±5,6. Hầu hết bệnh nhân đều có bệnh lý đi kèm như tim mạch, đái tháo đường…Số hạch nạo vét được là 9,3±2,2 với tỉ lệ di căn hạch vùng là 31,9%. Biến chứng chung sau mổ là 9,2% gồm xì miệng nối, liệt ruột, viêm phổi và nhiễm trùng vết mổ. Thời gian theo dõi 54,4±21,7 tháng; LARS nặng là 5,3%; di căn 22,4%. Tử vong chung khoảng 30% (ung thư trực tràng 50%, các bệnh đi kèm 30% và Covid-19 20%). Khoảng 80% điều trị bổ trợ sau mổ và sống còn của nhóm này cao hơn có ý nghĩa thống kê.

Kết luận: Có sự khác biệt đáng kể giữa chẩn đoán giai đoạn ung thư trước và sau phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt điều trị ung thư trực tràng ở người cao tuổi là an toàn. Tỉ lệ sống còn 5 năm gần 70%. Bệnh đi kèm và tái phát ung thư là 2 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn của người bệnh.

Từ khóa: người cao tuổi, ung thư trực tràng, bảo tồn cơ thắt

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Study on the results of sphincter-preserving laparoscopic surgery for rectal cancer in the elderly

Specialty: General surgery                                                        Code: 62720125

Ph.D. candidate: Huu Duc Ho

Supervisor 1: Professor Van Quang Le

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: In Vietnam, according to Globocan 2020, colorectal cancer ranks fifth among newly diagnosed cancer. The principle of treating colorectal cancer is multimodal and individualized, but surgery still plays a decisive role in radical treatment. Elderly people have many underlying diseases, so treating colorectal cancer is always a huge challenge for doctors. Given the characteristics of the elderly, how do the results of sphincter-preserving laparoscopic surgery for treating rectal cancer differ from those of younger people?

Objectives and Methods: We conducted an interventional non-randomized prospective study, with a study population that included all patients ³ 65 years old who were diagnosed with rectal cancer and underwent sphincter-preserving laparoscopic surgery from January 2015 to December 2018.

Results: The study included 76 patients with an average age of 73.1±5.6. Most patients had concomitant diseases such as cardiovascular disease, diabetes, etc. The number of dissected lymph nodes was 9.3±2.2 with a regional lymph node metastasis rate of 31.9%. The overall postoperative complication rate was 9.2%, including anastomotic leakage, intestinal paralysis, pneumonia, and surgical site infection. The follow-up time was 54.4±21.7 months; severe LARS was 5.3%; metastasis was 22.4%. Overall mortality was about 30% (rectal cancer 50%, concomitant diseases 30%, and Covid-19 20%). Around 80% received adjuvant therapy after surgery, and the survival of this group was significantly higher.

Conclusion: There was a significant difference between the preoperative and postoperative cancer stage diagnosis. Sphincter-preserving laparosscopic surgery for rectal cancer in the elderly is a safe method. The 5-year survival rate is nearly 70%. Concomitant diseases and cancer recurrence are two factors affecting the survival time of patients.

Keywords: elderly, rectal cancer, sphincter preservation

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN