Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN QUỐC TUẤN
28/06/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn bít thông liên nhĩ lỗ lớn bằng dụng cụ qua da

Chuyên ngành: Nội Tim mạch Mã số: 62720141 Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Tuấn

Họ và tên người hướng dẫn: GS.TS.BS Đặng Vạn Phước, PGS.TS.BS Hoàng Văn Sỹ Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  • Đặt vấn đề: Siêu âm tim trong buồng tim (SATTBT) là một kỹ thuật mới có nhiều ưu điểm hơn siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu dài hạn với cỡ mẫu lớn để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của SATTBT hướng dẫn bít thông liên nhĩ (TLN) lỗ lớn bằng dụng cụ.
  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có theo dõi dọc trên 109 bệnh nhân TLN lỗ lớn được thực hiện bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua da tại khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/09/2019 đến 31/10/2022.
  • Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 43,03 ± 11,94 tuổi, nữ giới chiếm 79,82%. Đường kính tối đa TLN đo trên SATQTQ và SATTBT có tương quan mạnh với đường kính TLN đo bằng bóng, với hệ số tương quan lần lượt là r(SATQTQ) = 0,678; r(SATTBT) = 0,882. Tất cả trường hợp thành cồng về mặt kỹ thuật và duy trì sau 12 tháng (dụng cụ nằm đúng vị trí và không luồng thông tồn lưu). Sau bít lỗ TLN, áp lực động mạch phổi (ALĐMP) trung bình và tâm thu trên thông tim phải giảm ý nghĩa (p<0,001). Sau thời gian theo dõi, ALĐMP tâm thu và đường kính thất phải trên SATQTN giảm ý nghĩa sau bít TLN 1 tháng, 6 tháng và không giảm thêm tại thời điểm 12 tháng. Trong nội viện, có 1 bệnh nhân biến chứng mạch máu cần điều trị phẫu thuật, 2 bệnh nhân khởi phát rung nhĩ sau bít dù được chuyển nhịp bằng thuốc và duy trì nhịp xoang sau 12 tháng, tỉ lệ thành công về mặt thủ thuật là 97,25%. Sau xuất viện có 1 trường hợp rung nhĩ mới khởi phát và kéo dài đến tháng 12. Tỉ lệ thành công về mặt thủ thuật là 99,08%.
  • Kết luận: Đường kính tối đa TLN đo trên SATTBT có hệ số tương quan với đường kính TLN đo bằng bóng là cao hơn trên SATQTQ. Hiệu quả về bít lỗ TLN dưới SATTBT về mặt kỹ thuật là 100% và duy trì đến 12 tháng sau bít TLN. Tỉ lệ gặp biến cố bất lợi chính nội viện là 2,75% và sau xuất viện là 0,92 %.

Từ khóa: thông liên nhĩ lỗ lớn, bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ, siêu âm trong buồng tim

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Safety and efficacy of percutaneous transcatheter closure of large atrial septal defect under intracardiac echocardiography guidance

Specialty: Cardiology                                                                         Code: 62720141

Ph.D. candidate: Nguyen Quoc Tuan

Supervisor 1: Professor Dang Van Phuoc, MD, PhD Supervisor 2: Associate Professor Hoang Van Sy, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Intracardiac echocardiography (ICE) is a new technique that has many advantages over transesophageal echocardiography (TEE). In Vietnam, there have been no long-term studies with large sample sizes to evaluate the safety and effectiveness of ICE-guided closure of large atrial septal defect (ASD) with devices.

Objectives and Methods: A descriptive cross-sectional study with longitudinal follow-up was conducted on 109 patients with large atrial septal defects (ASDs) who underwent percutaneous ASD closure using devices at the Interventional Cardiology Department, Cho Ray Hospital, from September 1, 2019, to October 31, 2022.

Results: The patients had an average age of 43.03 ± 11.94 years, with females accounting for 79.82%. The maximum diameter of ASDs measured by TEE and ICE were strongly correlated with the diameter measured by sizing balloon, with correlation coefficients of r(TEE) = 0.678 and r(ICE) = 0.882, respectively. All cases were technically successful and maintained after 12 months (device in correct position and no residual shunt). After ASD closure, the mean pulmonary artery pressure (PAP) and systolic PAP measured by right heart catheterization significantly decreased (p<0.001). During follow- up, the systolic PAP and right ventricular diameter measured by transthoracic echocardiography significantly decreased at 1 month and 6 months post-ASD closure, with no further decrease at 12 months. In-hospital, there was one patient with a vascular complication requiring surgical treatment, and two patients who developed atrial fibrillation after closure, which was converted to sinus rhythm with medication and maintained after 12 months. The procedural success rate was 97.25%. After discharge, there was one case of newly onset atrial fibrillation that persisted until the 12th month. The overall procedural success rate was 99.08%.

Conclusion: The maximum diameter of ASDs measured by ICE had a higher correlation coefficient with the diameter measured by sizing balloon compared to TEE. The technical success rate of ASD closure under ICE was 100% and was maintained up to 12 months post-closure. The rate of major adverse events in-hospital was 2.75%, and after discharge, it was 0.92%.

Keywords: large atrial septal defect, percutaneous ASD closure, intracardiac echocardiography

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN