Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN NGỌC THANH VÂN
09/07/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: “Các kiểu hình suy tim phân suất tống máu bảo tồn và mối liên quan với các biến cố tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường típ 2”

Chuyên ngành: Nội Tổng quát    Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Thanh Vân

Họ và tên người hướng dẫn: GS. TS. BS. Trương Quang Bình

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

                           TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Suy tim phân suất tống máu bảo tồn (STPSTMBT) có tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ tử vong cao. Ngày nay, tiếp cận theo kiểu hình được quan tâm, đặc biệt là kiểu hình liên quan tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) vì sự thường gặp và tiên lượng nặng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đầu tiên, xác định kiểu hình STPSTMBT trên bệnh nhân THA có ĐTĐ típ 2 và mối liên quan với biến cố tim mạch.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, trên bệnh nhân THA và ĐTĐ típ 2 có STPSTMBT, tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Nhân Dân Gia Định, từ 1/2021 đến 4/2022. Bệnh nhân được theo dõi trong 12 tháng. Kết cục chính là thời gian đến lúc xuất hiện biến cố gộp đầu tiên (tử vong do mọi nguyên nhân hoặc nhập viện vì suy tim).

- Kết quả: Khi theo dõi 233 bệnh nhân trong 12 tháng, 24,9% có ít nhất một biến cố gộp, với 6,9% tử vong, 19,7% nhập viện vì suy tim, 3,9% mất dấu. Chúng tôi xác định 3 kiểu hình. Kiểu hình 1 (n= 126) gồm nữ cao tuổi, bệnh thận mạn, thiếu máu, hội chứng vành mạn, phì đại thất trái đồng tâm. Kiểu hình 2 (n= 62) gồm nam, trẻ nhất, hội chứng vành mạn, tiền sử nhồi máu cơ tim, phì đại thất trái lệch tâm. Kiểu hình 3 (n= 45) gồm bệnh nhân cao tuổi, béo phì, rung nhĩ. Tỷ lệ biến cố gộp ở kiểu hình 1, 2 và 3 lần lượt là 31%; 27,4% và 4,4%. Có mối liên quan giữa kiểu hình và thời gian xuất hiện biến cố gộp đầu tiên trong 12 tháng, cao hơn ở kiểu hình 1 (p<0,001) và 2 (p=0,002) so với kiểu hình 3.

- Kết luận: Nghiên cứu chứng minh có các kiểu hình STPSTMBT với tiên lượng khác nhau trên bệnh nhân THA có ĐTĐ típ 2, gợi ý vai trò của tiếp cận theo kiểu hình để có chiến lược theo dõi và điều trị tối ưu.

Từ khóa: Kiểu hình, Suy tim phân suất tống máu bảo tồn, Tăng huyết áp, Đái tháo đường típ 2, Biến cố tim mạch

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Phenotypes of Heart Failure with Preserved Ejection Fraction and Their Association with Cardiovascular Outcomes in Patients with Comorbid Hypertension and Type 2 Diabetes

Specialty: Internal Medicine                                                                      Code: 9720107

Ph.D. candidate: Nguyen Ngoc Thanh Van, M.D.

Supervisor: Professor Truong Quang Binh, M.D., PhD.

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Heart failure with preserved ejection fraction (HFpEF) has high prevalence and mortality rate. Nowadays, phenotypic approach has gained prominence, particularly focusing on hypertension (HTN) and diabetes mellitus (DM) due to their high prevalence and poor prognosis. We conducted the first study to identify HFpEF phenotypes and their association with cardiovascular outcomes in hypertensive-diabetic patients.

Objectives and MethodsA 12-month prospective cohort study on hypertensive-diabetic HFpEF patients, at University Medical Center, HCMC and Nhan Dan Gia Dinh hospital, from Jan 2021 to April 2022. The primary endpoint was defined as time to the first event of all-cause mortality or hospitalization for heart failure.

Results: Among 233 recruited patients, 24.9% experienced primary outcomes within 12 months. 6.9% died, 19.7% were hospitalized for heart failure, 3.9% were lost to follow-up. Three phenotypes were identified. Phenotype 1 (n = 126) consisted of lean, elderly females with chronic kidney disease, anemia, chronic coronary syndrome, and concentric hypertrophy. Phenotype 2 (n = 62) included youngest males with chronic coronary syndrome, prior acute myocardial infarction and eccentric hypertrophy. Phenotype 3 (n = 45) comprised of of obese elderly with atrial fibrillation. 31%; 27.4% and 4.4% reported primary outcome in phenotype 1, 2, and 3 respectively. There was an association between phenotypes and time to the first combined outcome during 12 month, higher in phenotype 1 (p<0.001) and 2 (p=0.002) compared to phenotype 3. 

Conclusion: Our study identified three HFpEF phenotypes among hypertensive-diabetic patients with distinct outcomes, suggesting the role of phenotypic approach in optimizing heart failure management.

Keywords: Phenotype, Heart Failure with Preserved Ejection Fraction, Hypertension, Type 2 Diabetes Mellitus, Cardiovascular outcomes.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN