Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS PHẠM VĂN HIỀN
13/09/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các thông số lọc máu của hẹp cầu nối động-tĩnh mạch tự thân ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo định kỳ.

Chuyên ngành: Nội khoa          Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Hiền

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Bích Hương

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

                  TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN                 

Đặt vấn đề: Hẹp là biến chứng thường gặp nhất của cầu nối động-tĩnh mạch (CNĐTM). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh các phương pháp không xâm lấn để phát hiện hẹp CNĐTM tự thân.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 324 bệnh nhân (BN) chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. BN được khám lâm sàng, siêu âm Doppler và đo các thông số lọc máu. Hẹp CNĐTM khi giảm >50% đường kính lòng mạch trên siêu âm. Qmin là lưu lượng máu thấp nhất trên siêu âm doppler của 4 vị trí (động mạch cánh tay, miệng nối, cách miệng nối 5 cm và 10 cm). Các thông số lọc máu gồm chỉ số tái lọc (CSTL) urê, spKt/V, VAPR, lưu lượng máu các vị trí, áp lực động mạch (Pa) và áp lực tĩnh mạch (Pv).

Kết quả: Trong 324 BN, 83 BN có hẹp CNĐTM (49 hẹp đường cấp và 39 hẹp đường thoát). Nghiệm pháp làm tắc rung và nghiệm pháp nâng tay dương tính có AUC cao nhất trong chẩn đoán hẹp CNĐTM, lần lượt là 0,947 (KTC 95% 0,914-0,971) và 0,811 (KTC 95% 0,760-0,855) và độ nhạy và độ đặc hiệu cao lần lượt là (91,57%, 97,93%) và (89,16%, 73,06%). Qmin <500 mL/phút có AUC 0,706, (KTC 95% 0,649-0,759) với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 50.6% và 90,67% . Trong các thông số lọc máu, CSTL urê >4% có AUC cao nhất là 0,630 (KTC 95% 0,570-0,687), độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 69,88% và 53,37%.

Kết luận: Khám lâm sàng, CSTL urê >4% và Qmin <500mL/phút là các phương pháp không xâm lấn có giá trị trong sàng lọc hẹp CNĐTM.

Từ khóa: đặc điểm lâm sàng, thông số lọc máu, thận nhân tạo, hẹp cầu nối động-tĩnh mạch tự thân.

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Clinical characteristics and blood filtration parameters of arteriovenous fistula stenosis among patients undergoing regular hemodialysis.

Specialty: Internal medicine                       Code: 9720107

Ph.D. candidate: Pham Van Hien

Supervisor: Associate Professor Tran Thi Bich Huong

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City

          SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Stenosis is the most common complication of arteriovenous fistula (AVF). The aim of research was to compare different non-invasive methods for AVF stenosis detection.

Objectives and Methods: A cross sectional prospective study was conducted in 324 chronic hemodialysis (HD) patients at Cho Ray Hospital. All patients had physical examination (PE), Duplex Doppler ultrasound (DUS) and HD hemodynamic parameter measurements. AVF stenosis was defined as >50% reduction in luminal diameter by ultrasound. Qmin was the minimum of blood flow volume at 4 sites (brachial artery, anastomosis, 5 cm and 10 cm from the anastomosis). Hemodynamic parameters included access recirculation ratio (AR), single-pool Urea Kt/V, venous access pressure ratio, blood flow rate, venous and artery pressure.

Results: Eighty three out of 324 patients had AVF stenosis (49 inflow and 39 outflow). The pulse augmentation and arm elevation tests of PE had the highest AUC for AVF stenosis detection with 0.947 (95%CI 0.914-0.971) and 0.811 (95% CI 0.760-0.855), respectively. Either positive of these 2 tests achieved the sensitivity and specificity of (91.57%, 97.93%) and (89.16%, 73.06%), respectively. Qmin<500 mL/min by DUS had moderate AUC 0.706, (95% CI 0.649-0.759) with specificity and sensitivity of 90.67% and 50.6%, respectively. Among HD parameters, AR >4% had highest AUC (0,630, 95% CI 0,570-0,687), with sensitivity and specificity of 69,88% and 53,37%, respectively.

Conclusion: PE, AR >4% and Qmin<500mL/min are proposed excellent noninvasive methods for the detection of AVF stenosis.

Keywords: Clinical characteristics, hemodialysis parameters, access recirculation, hemodialysis, arteriovenous fistula stenosis.

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN