Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN
30/09/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Biểu hiện Ki-67, VEGF và CD73 liên quan bệnh học và tiên lượng ung thư biểu mô tuyến nước bọt

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt                          Mã số: 62720601

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Tuấn

Họ và tên người hướng dẫn:     PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng, TS. Bùi Xuân Trường

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

                           TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN                          

- Đặt vấn đề: Ung thư tuyến nước bọt (TNB) chiếm 0,5% tất cả các loại ung thư và xấp xỉ 5% ung thư đầu cổ. Ki-67, VEGF và CD73 là các dấu ấn sinh học có vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển, xâm lấn, di căn và hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng bệnh lý ung thư TNB. Hiện nay các nghiên cứu về ung thư TNB chưa được quan tâm nhiều.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ung thư biểu mô TNB khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 01/01/2016 - 31/12/2017 thỏa điều kiện chọn mẫu. Nghiên cứu đoàn hệ, hồi cứu và tiến cứu.

- Kết quả: Biểu hiện Ki-67 cao chiếm 27,9%. Biểu hiện Ki-67 liên quan với tuổi, giới hạn bướu, mức độ xâm lấn, kích thước bướu, di căn hạch, giai đoạn ung thư và độ ác tính mô học. Tỉ lệ biểu hiện quá mức VEGF là 72,1%, liên quan với giới hạn bướu. Tỉ lệ biểu hiện quá mức CD73 là 53,2%, liên quan với mật độ bướu và loại mô bệnh học (p < 0,05). Phân tích Kaplan Meier cho kết quả tỉ lệ sống còn không tái phát trong 3 năm và 5 năm lần lượt là 73% và 71%; sống còn toàn bộ 3 năm và 5 năm lần lượt là 77% và 75%. Các yếu tố liên quan tái phát và tử vong trong 3 năm và 5 năm là tuổi, tình trạng xâm lấn, bướu lớn, di căn hạch, giai đoạn ung thư, độ ác tính mô học cao. Di căn xa liên quan với tử vong (p < 0,01). Các yếu tố tiên lượng độc lập cho tái phát bao gồm tuổi ≥ 60, ung thư TNB phụ, di căn hạch, giai đoạn ung thư trễ, độ ác tính mô học cao; cho sống còn toàn bộ bao gồm tuổi, giới hạn bướu không rõ, di căn hạch, giai đoạn ung thư trễ, độ ác tính mô học cao.

- Kết luận: Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng về tăng biểu hiện Ki-67, VEGF và CD73 trong ung thư TNB ở người Việt Nam, cùng với một số yếu tố lâm sàng, giải phẫu bệnh có giá trị tiên lượng tái phát và sống còn của bệnh nhân ung thư TNB

Từ khóa: ung thư tuyến nước bọt, biểu hiện, biểu hiện quá mức.

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Expression of Ki-67, VEGF, and CD73 in relation to pathology and prognosis of salivary gland carcinoma

Specialty: Odonto - Stomatology               Code: 62720601

Ph.D. candidate: Nguyen Duc Tuan

Supervisor 1: Assoc. Prof. PhD. Nguyen Thi Hong

Supervisor 2: Bui Xuan Truong, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Salivary gland cancer (SGC) accounts for 0.5% of all cancers and approximately 5% of head and neck cancers. Ki-67, VEGF, and CD73 are biomarkers which play crucial roles in the formation, development, invasion, metastasis, and support the diagnosis and prognosis of SGC. Currently, research on SGC is still limited.

Objectives and Methods: All patients with salivary gland carcinoma were examined and treated at Ho Chi Minh City Oncology Hospital from 01/01/2016 to 31/12/2017, who met the sampling criteria. The study was a cohort study - retrospective and prospective.

Results: Ki-67 overexpression accounted for 27.9%. Ki-67 expression was related to age, tumor margin, invasion level, tumor size, lymph node metastasis, cancer stage, and histological grade. The overexpression rate of VEGF was 72.1%, related to tumor margin. The overexpression rate of CD73 was 53.2%, related to tumor density and histological type (p < 0.05). Kaplan-Meier analysis showed 3-year and 5-year recurrence-free survival rates of 73% and 71%, respectively; overall survival rates of 77% and 75%, respectively, for 3 and 5 years. Factors related to recurrence and mortality within 3 and 5 years included age, invasion status, large tumor, lymph node metastasis, cancer stage, and high histological grade. Distant metastasis was related to mortality (p < 0.01). Independent prognostic factors for recurrence included age ≥ 60, minor SGC, lymph node metastasis, late-stage cancer, and high histological malignancy grade; for overall survival, they included age, unclear tumor margin, lymph node metastasis, late-stage cancer, and high histological grade.

Conclusion: This study provided evidence of increased expression of Ki-67, VEGF, and CD73 in SGC in Vietnamese patients, along with several clinical and pathological factors valuable for predicting recurrence and survival in SGC patients.

Keywords: salivary gland cancer, expression, overexpression.

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN