Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. CAO BÁ HƯỞNG
21/10/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu điều trị gãy hở nhiễm trùng mất đoạn thân xương dài theo phương pháp Masquelet cải biên

Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Mã số: 62720129        

Họ và tên nghiên cứu sinh: Cao Bá Hưởng

Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Phước Hùng

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

                  TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN                 

Đặt vấn đề: Phương pháp Masquelet được xem như một chọn lựa mới cho điều trị mất đoạn xương sau chấn thương. Tuy nhiên, phương pháp này phải đối diện với hai thách thức, đó là sự đòi hỏi thể tích xương ghép lớn và tỉ lệ tái nhiễm trùng còn cao. Do đó chúng tôi cải biên phương pháp này bằng cách phối hợp sử dụng xi măng trộn kháng sinh và sử dụng xương ghép tự thân trộn với vật liệu thay thế xương làm nguyên liệu ghép, có thể khắc phục hai thách thức trên của phương pháp kinh điển.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành ở chi trước của 21 thỏ, với phương pháp mô tả dọc, không nhóm chứng và nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở bệnh nhân trưởng thành, gãy xương hở nhiễm trùng, mất đoạn xương ≥ 5 cm thân xương dài tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Chợ Rẫy, với phương pháp tiền cứu, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng.

Kết quả: Nghiên cứu thực nghiệm ở 21 thỏ. Tất cả đều có lớp màng cảm ứng bao bọc khối xi măng và đều đạt lành xương trên X- quang ở tháng thứ 3. Nghiên cứu lâm sàng ở 48 bệnh nhân, thời gian theo dõi 28,96 ± 12,49 tháng. Chiều dài mất đoạn xương 8,23 ± 2,99 cm. Chủng vi khuẩn thường gặp nhất là Staphylococcus aureus với tỉ lệ 49,02%. Tỉ lệ lành xương trên X-quang là 98%. Kết quả chức năng đạt rất tốt 47,92%, tốt 43,75%, trung bình 2,08% và xấu 6,25%. Tỉ lệ tái nhiễm trùng sau cùng 4%.

Kết luận: Phương pháp Masquelet cải biên đáp ứng được tính an toàn và hiệu quả trên cả thực nghiệm và lâm sàng, với tỉ lệ lành xương cao tỉ lệ tái nhiễm trùng thấp

Từ khóa: màng cảm ứng, phương pháp Masquelet, gãy mất đoạn xương nhiễm trùng, gãy xương hở, xi măng kháng sinh.

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Research on the treatment of segmental infected open fractures of long diaphysis by the modified Masquelet method

Specialty: Orthopedics and Plastic Surgery.       Code: 62720129

Ph.D. candidate: Cao Ba Huong

Supervisor: Associate Professor. Do Phuoc Hung, Ph.D.

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Masquelet method is considered a new option for treating bone defects after trauma. However, this method faces two challenges that are the requirement for a large volume of bone graft and a high rate of reinfection. Therefore, we modified this technique by combining the use of antibiotic-loaded cement and autologous bone graft mixed with bone substitutes as grafting material, which can address the two challenges of the classical method.

Objectives and Methods: The experimental study was conducted on the forelimbs of 21 rabbits using a descriptive longitudinal method without a control group and the clinical study was carried out on adult patients with open, infected fractures and segmental bone defect ≥ 5 cm in long diaphysis at the Orthopedic Department of Cho Ray Hospital, using a prospective, non-controlled clinical intervention method.

Results: The experimental study involved 21 rabbits, all of which had a surrounding induced membrane encapsulating the spacer cement, and all showed evidence of bone healing on X-ray by the third month. The clinical study included 48 patients with a follow-up period of 28.96 ± 12.49 months. The average length of bone loss was 8.23 ± 2.99 cm. The most common bacterium was Staphylococcus aureus, accounting for 49.02%. The radiographic bone healing rate was 98%. Functional outcomes were rated as excellent in 47.92%, good in 43.75%, fair in 2.08%, and poor in 6.25%. The rate of reinfection was ultimately 4%.

Conclusion: The modified Masquelet method demonstrates safety and efficacy in both experimental and clinical studies, with a high bone healing rate and a low reinfection rate.

Keywords: Induced membrane, Masquelet method, segmental infected fracture, open fracture, antibiotic cement

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN