Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1998 trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị: Trường Trung Học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh II và Bộ môn Y học dân tộc, Khoa Y trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
TRƯỞNG KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN QUA CÁC THỜI KỲ
BỘ MÔN
Khoa Y học cổ truyền có 7 bộ môn:
CƠ SỞ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
Thế mạnh của Khoa YHCT - Đại học Y Dược TPHCM nằm ở sự liên kết trường - viện, Khoa có liên kết với 26 bệnh viện để thực hành lâm sàng và gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, các giảng viên của khoa còn đảm nhận vai trò lãnh đạo tại các bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền hoặc các bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền. Điều này giúp tạo điều kiện cho sinh viên thực tập lâm sàng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đại học Y Dược – cơ sở 3 cũng là bệnh viện chủ chốt trong liên kết trường - viện. Đây là bệnh viện chuyên khoa về YHCT, hằng năm tiếp nhận hơn 150.000 lượt bệnh nhân ngoại trú và 10.000 bệnh nhân nội trú, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị với nhiều chuyên khoa sâu.
26 cơ sở liên kết đào tạo: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TPHCM, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Trung tâm Y tế Quận 4, BV Quân Y 175, BV Phục hồi chức năng- Điều trị bệnh nghề nghiệp, BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (1A), BV Nhân dân Gia Định, BV Thống Nhất, BV Hùng Vương, BV 30/4, BV An Bình, BV Nguyễn Trãi, Bệnh viện Da liễu TPHCM, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Bình dân, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gò Vấp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Quận 4, Bệnh viện Tân Phú, Phòng khám Đa khoa Tâm An, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, BV Trưng Vương.
Ngoài ra còn các cơ sở phục vụ đào tạo giảng dạy thực hành tiền lâm sàng, công tác nghiên cứu khoa học và việc tự học của người học: Đơn vị Y dược học cổ truyền, Phòng nghiên cứu Châm cứu thực nghiệm, Phòng bào chế, Phòng thực hành tiền lâm sàng châm cứu-Dưỡng sinh-Xoa bóp bấm huyệt, Phòng đọc Khoa.
ĐÀO TẠO
Khoa YHCT - Đại học Y dược TPHCM là một trong hai cơ sở giáo dục ở Việt Nam có đào tạo ngành Y học cổ truyền ở tất cả các trình độ, bao gồm đại học và sau đại học. Khoa Y Học Cổ Truyền đào tạo các chương trình sau:
Chương trình đào tạo bậc đại học của Khoa YHCT là chương trình duy nhất tại Việt Nam được kiểm định đáp ứng 100% tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) đưa ra và đạt điểm cao nhất trong số tất cả các chương trình được kiểm định tại Việt Nam. Ngoài ra, chương trình đào tạo bậc đại học và thạc sĩ YHCT đã nhận được mức đánh giá là 5 trên 7 (trên mức đạt) theo bộ tiêu chuẩn kiểm định AUN-QA phiên bản 4.0.
Khoa YHCT là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền, qua đó góp phần xây dựng chuẩn năng lực cơ bản quốc gia đối với bác sĩ YHCT ở Việt Nam. Hơn nữa, kể từ năm 2021, Khoa YHCT đã đổi mới chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền, cung cấp hai định hướng trong nghiên cứu, bao gồm Thạc sĩ Nghiên cứu và Thạc sĩ Ứng dụng.
Các chương trình học tại Khoa thể hiện rõ ràng sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, tài liệu học tập là các sách giáo khoa luôn được cập nhật và kết quả nghiên cứu khoa học, cung cấp bằng chứng về hiệu quả của y học cổ truyền. Chương trình học của người học luôn gắn liền với thực hành lâm sàng, từ 30% đến 50% thời lượng học sẽ dành cho thực hành.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Công tác nghiên cứu khoa học luôn được chú trọng và đẩy mạnh tại Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là một trong hai hoạt động chủ yếu của giảng viên nhằm liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo.
Khoa YHCT tổ chức khoảng 25 khóa học Đào tạo Y khoa Liên tục (CME) hàng năm về kỹ thuật chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị. Khoa là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Khoa học và Kỹ thuật quốc tế hàng năm. Hội nghị thu hút các giáo sư, nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia như Đài Loan, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây được xem là hội nghị lớn nhất Việt Nam về lĩnh vực y học cổ truyền.
Ngoài ra, khoa còn đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác liên ngành thông qua công bố khoa học, nghiên cứu chuyển giao công nghệ đối với Sở Khoa học và Công Nghệ các Tỉnh, Thành phố và các Bệnh viện Y học Cổ truyền nhằm thực hiện các mục tiêu trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Những nội dung nghiên cứu chính gồm:
Số đề tài nghiên cứu khoa học: Từ khi thành lập, Khoa đã thực hiện trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 14 đề tài cấp Bộ, Thành phố và tham gia 1 đề tài nhánh của nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, Khoa đã công bố được 178 bài báo trong nước, 18 báo cáo hội nghị trong nước, 58 bài báo quốc tế, 21 báo cáo hội nghị quốc tế. Kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học còn được sử dụng để cập nhật vào sách giáo khoa, chuyển giao cho các bệnh viện, cơ sở y tế địa phương. Ngoài ra, Khoa cũng đã thương mại hóa gần 40 sản phẩm được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân.
HỢP TÁC QUỐC TẾ
Các hoạt động Hợp tác quốc tế (HTQT) của khoa Y học Cổ truyền – Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đang ngày càng mở rộng, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác, liên kết với các đối tác trong nước cũng như nước ngoài đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và cùng phát triển giữa Khoa và các doanh nghiệp lĩnh vực Y Dược Cổ truyền.
Kết hợp giữa HTQT với đào tạo và nghiên cứu khoa học, khoa Y học Cổ truyền đã và đang chủ động hướng đến sự phát triển để nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua các hoạt động HTQT, nâng tầm hình ảnh khoa Y học Cổ truyền luôn nỗ lực đa dạng hóa các hoạt động hợp tác với các đối tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ…, đồng thời tích cực đưa các hoạt động này tiếp tục phát triển theo chiều sâu nhằm tạo nên một môi trường học tập và nghiên cứu năng động, sáng tạo, hướng tới đạt chuẩn quốc tế.
Khoa luôn nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới để hợp tác, ký kết các MOU nâng cao chất lượng hoạt động HTQT của Khoa, đồng thời thường xuyên giữ liên lạc với các đối tác truyền thống để tăng cường các hoạt động hợp tác theo chiều sâu.
Đến nay Khoa YHCT đã ký kết rất nhiều bản ghi nhớ với các trường Đại học và các Tổ chức trên thế giới như: Đại học Trung Y Dược Quảng Châu; Đại học Trung Y An Huy; Đại học Trung Y Hồ Bắc - Trung Quốc; Đại học Y khoa Trung Hoa - Đài Loan; Đại học Kyung Hee - Hàn Quốc; Đại học Toyama - Nhật Bản; Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc nhằm thực hiện các hoạt động trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên, hợp tác nghiên cứu, tham dự hội nghị khoa học kĩ thuật lẫn nhau.
Các hoạt động hợp tác với các trường đại học và các tổ chức quốc tế khác như: Hợp tác với Viên Nghiên cứu Hóa các hợp chất thiên nhiên ICSN-CNRS (Pháp) để nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực Hóa thực vật và Dược lý thực nghiệm; Đại học Tsukuba (Nhật Bản), Đại học Copenhaghen (Đan Mạch), Đại học Five Branches (Mỹ), trường København & Aarhus Akupunkturskole (Đan Mạch), Viện Y Học Đông Phương Việt Pháp (Pháp), Trung tâm Ứng dụng Y học Cổ truyền Thái Lan, Đại học Mahidol (Thái Lan) và các tổ chức khác như DVCIPM (Mỹ), CIDSE (Bỉ), UNFPA (Pháp), BEDO (Thái Lan).
Khoa YHCT- Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh là thành viên duy nhất của Việt Nam trong Liên đoàn YHCT Thế giới, mạng lưới các trường Đại học về YHCT trên thế giới. Khoa cũng là đơn vị duy nhất Tổ chức hội nghị KHKT Quốc tế hàng năm với sự tham gia của các giáo sư, nhà nghiên cứu đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây được xem là Hội nghị khoa học về YHCT lớn nhất của Việt Nam.
Chương trình trao đổi sinh viên: Sinh viên Khoa YHCT tham gia khóa học 2 tuần tại Đại học CMU, Đài Loan; Đại học Trung An Huy, Trung Quốc; Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc; Đại học Mahidol, Thái Lan và ngược lại.
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
LIÊN HỆ
Văn phòng 1:
Văn phòng 2: