Coronavirus (CoV) là một họ virus lớn có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng, đe dọa tính mạng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2019, một chủng coronavirus mới (SARS-CoV 2) gây viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xác định và có nguy cơ lan rộng khắp thế giới.
Nguồn gốc:
Trong lịch sử, các biến chủng virus gây ra các trận dịch lớn đều được xác định có nguồn gốc từ động vật, ví dụ:
Chủng virus SARS-CoV 2 hiện đang được nghi ngờ có nguồn gốc từ loài dơi, hoặc có thể là một chủng lai giữa các virus corona tồn tại ở loài dơi và rắn.
Đường lây truyền:
Chủng SARS-CoV 2 là một chủng mới, hiện giờ các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để hiểu biết sâu hơn về chủng này.
Các kiến thức về đường lây truyền của virus đến từ những nghiên cứu về chủng SARS-CoV:
Mầm bệnh virus từ người đang nhiễm bệnh được phát tán ra xung quanh thông qua các giọt nước nhỏ li ti bắn ra khi người bệnh ho, hắt xì hơi, thậm chí là nói chuyện bình thường (thuật ngữ y khoa gọi là “giọt bắn”)
Các “giọt bắn” mang theo mầm bệnh virus có thể được hít trực tiếp vào phổi của người lành xung quanh người bệnh trong khoảng cách gần (ít hơn 2m),
Các “giọt bắn” này cũng có thể “đậu” lại trên mặt, trên mũi, miệng, mắt của người lành, rồi từ đó đi vào đường hô hấp của người lành,
Các “giọt bắn” này cũng có thể “đậu” lại trên các bề mặt ở xung quanh người bệnh (ví dụ: giường, bàn, ghế…) và gây ô nhiễm virus vào các bề mặt này; tiếp theo sau đó, người lành ở xung quanh chạm tay vào các bề mặt này (vì không thấy được) dẫn đến ô nhiễm bàn tay; tiếp theo sau đó, người lành có bàn tay bị ô nhiễm virus dùng tay chạm vào mũi, miệng, mắt (dụi mắt) tạo cơ hội cho virus từ bàn tay xâm nhập vào đường hô hấp,
Các nhà khoa học cũng đang rất nghi ngờ virus có khả năng lây truyền qua không khí đến những người không có tiếp xúc gần với người bệnh (giống đường lây truyền của vi khuẩn lao)
Các kết quả có được cũng từ các nghiên cứu về chủng SARS-CoV cho thấy, trong điều kiện nhiệt độ từ 22-25°C và độ ẩm từ 40-50% (nhiệt độ và độ ẩm trung bình của một phòng kín có máy điều hòa nhiệt độ) virus có thể tồn tại khoảng 5 ngày; còn trong môi trường ngoài có nhiệt độ từ 28-33°C, virus cũng có khả năng sống sót từ 4-5 ngày; trong điều kiện nhiệt độ cao ≥38°C và độ ẩm cao 80-90%, virus có thể sống sót 1 ngày.
Triệu chứng:
Người bệnh Covid-19 () có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, đau ngực, có thể diễn tiến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh: khoảng 14 ngày
SKĐS - Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 quận 8 TP. Hồ Chí Minh đang có 20 giường cấp cứu, 180 giường lưu bệnh, đây...
(Chinhphu.vn) - Telepharmacy hay Dược sĩ từ xa là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác hành nghề của...