Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. LÊ PHI LONG
29/06/2022

 TẢI NỘI DUNG TẠI ĐÂY

 Tác giả:  Lê Phi Long

 Chuyên ngành:  Ngoại lồng ngực

 Sơ lược:

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phẫu thuật - thủ thuật nội mạch loại bỏ huyết khối trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính

Chuyên ngành: Ngoại lồng ngực                                         Mã số:   62720124

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Phi Long

Họ và tên  người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu thực hiện trên 115 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính đoạn chậu-đùi, được điều trị loại bỏ huyết khối bằng phẫu thuật và can thiệp nội mạch tại khoa Lồng ngực – Mạch máu Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020. Những kết luận chính rút ra từ nghiên cứu:

1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

    Tuổi trung bình là 47,3 ± 15,0 tuổi, nữ giới chiếm lưu thế (77,4%). Các yếu tố nguy cơ thường gặp là có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu (9,6%), tiền căn phẫu thuật (12,2%) và sử dụng thuốc tránh thai (17,4%). Hầu hết tổn thương tắc nghẽn nặng và hoàn toàn tĩnh mạch sâu (98,3%), bệnh thường gặp ở chân trái (80,9%) và có liên quan mật thiết với hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu trái (Hội chứng May-Thurner 68,7%).

2. Kết quả sớm của phẫu thuật - thủ thuật nội mạch loại bỏ huyết khối

    Có 65 trường hợp được phẫu thuật lấy huyết khối với thời gian phẫu thuật trung bình là 112,2 ± 46,8 phút; lượng máu mất 220,0 ± 95,1ml; đánh giá trên hình ảnh chụp C-arm ghi nhận tỷ lệ tái thông thành công là 93,6%. Có 50 trường hợp can thiệp nội mạch bơm tiêu sợi huyết và hút huyết khối, thời gian can thiệp trung bình là 72,5 ± 25,1 phút, lượng máu mất 174,3 ± 140,8 ml. Tỷ lệ tái thông thành công ở nhóm này là 96%. Cả 2 phương pháp đều không ghi nhận tử vong hay biến chứng nặng, biến chứng nhẹ chiếm tỷ lệ thấp bao gồm: chảy máu nhẹ điều trị bảo tồn (9,6%); tụ dịch bạch huyết (4,4%).

3. Kết quả sau 6 tháng điều trị loại bỏ huyết khối

Hiệu quả cải thiện lâm sàng đạt 88,6 % sau 6 tháng. Tỷ lệ thông thoáng của tổn thương sau 6 tháng là 80,9%, tỷ lệ này ở nhóm can thiệp cao hơn (92%) so với nhóm phẫu thuật (71,7%). Tỷ lệ huyết khối tái phát chung của nhóm nghiên cứu là 13,9%, xuất độ hội chứng hậu huyết khối nhẹ và vừa lần lượt là 22,8% và 6.1%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.