Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. TRẦN VIẾT THẮNG
09/08/2022

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án:  “Đánh giá tần suất, đặc điểm của cường aldosterone nguyên phát ở bệnh nhân có tăng huyết áp khó kiểm soát và tần suất đột biến gen KCNJ5 ở phân nhóm bệnh nhân cường aldosterone nguyên phát  do bướu thượng thận”

Chuyên ngành: Nội tim mạch  Mã số: 62720141

Họ và tên nghiên cứu sinh:  Trần Viết Thắng

Họ và tên  người hướng dẫn: PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

  1. Tần suất và đặc điểm của cường aldosterone nguyên phát:
  • Tần suất cường aldosterone nguyên phát ở bệnh nhân tăng huyết áp khó kiểm soát là 13,9%.
  • 61,5% là cường aldosterone nguyên phát do bướu thượng thận một bên và 38,5%  là do tăng sản thượng thận hai bên.
  • So với bệnh nhân không cường aldosterone nguyên phát, bệnh nhân cường aldosterone nguyên phát có đặc điểm sau:
  • Tuổi trẻ hơn (53,7±9,9 so với 60,1±13,5 tuổi), tần suất hạ kali máu cao hơn (53,7% so với 13,4%), nồng độ kali máu thấp hơn (3,5±0,4 so với 3,9±0,4 mmol/L), nồng độ aldosterone huyết tương cao hơn (22,4 (17,6 – 28,2) so với 12,3 (8,5 – 16,2)  ng/dL), nồng độ renin trực tiếp huyết tương hiệu chỉnh thấp hơn (1,2 (1,2 – 3,4) so với 18,3 (6,9 – 70,1) ng/L) và tần suất phì đại thất trái trên siêu âm cao hơn (56,4% so với 38,9%). Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  1. Tần suất và đặc điểm đột biến gen KCNJ5.
  • Tần suất đột biến gen KCNJ5 ở bệnh nhân cường aldosterone nguyên phát do bướu thượng thận một bên là 59,1%.
  • Đột biến thường gặp nhất là sai nghĩa L168R chiếm đa số 53,8% và đột biến sai nghĩa G151R chiếm 23,1%.

Bệnh nhân có đột biến gen KCNJ5 có có nồng độ kali máu thấp nhất là 2,8 (2,7 – 2,9) mmol/L, thấp hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không đột biến là 3,2 (3,1 – 3,3) với p =0,007.

 

Luận án

Tóm tắt luận án