THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GIẢ TRÓC BAO BẰNG TẠO HÌNH VÙNG BÈ LASER CHỌN LỌC
Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: 62720157
Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐOÀN KIM THÀNH
Họ và tên người hướng dẫn:PGS. TS LÊ MINH TUẤN – TS TRẦN KẾ TỔ
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Qua nghiên cứu 64 mắt trên 64 bệnh nhân được chẩn glôcôm giả tróc bao, được chia thành 2 nhóm điều trị bằng tạo hình vùng bè bằng laser chọn lọc (THVBLCL) và thuốc Tafluprost tại bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh từ tháng 7/2017 đến 12/2020, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Hiệu quả hạ nhãn áp so với trước khi điều trị
Nhãn áp nhóm THVBLCL trước khi điều trị là 24,19 ± 0,97mmHg. Nhãn áp trung bình sau khi điều trị tại thời điểm 1 tháng (17,47 ± 0,72 mmHg), 3 tháng (17,31 ± 0,85 mmHg), 6 tháng (17,32 ± 0,87 mmHg), 9 tháng (17,44 ± 0,89 mmHg) và 12 tháng (17,79 ± 0,72 mmHg). Tỷ lệ hạ nhãn áp tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng lần lượt 28,32% và 26,73%. Khi so sánh nhãn áp trung bình với nhóm Tafluprost không có biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Mức hạ nhãn áp tại thời điểm 12 tháng thấp hơn so với thời điểm 3 tháng và 6 tháng ở nhóm THVBLCL.
2. Tỷ lệ thành công và biến chứng ở nhóm THVBLCL
Tỷ lệ thành ở nhóm THVBLCL giảm dần theo thời gian 6 tháng (96,9%), 9 tháng (84,4%), 12 tháng (75%) và thấp hơn so với nhóm Tafluprost. Xác suất thành công tích luỹ 0,75 thấp hơn nhóm Tafluprost là 0,81.
Sau 12 tháng theo dõi cho thấy hiệu quả của THVBLCL vẫn được duy trì ở nhóm glôcôm giả tróc bao giai đoạn nhẹ nhưng ở nhóm giai đoạn trung bình tỷ lệ thành thành công đã giảm đi gần ½.
Các biến chứng thường gặp là đỏ mắt, cơn tăng nhãn áp, phản ứng viêm tiền phòng. Tuy nhiên, các biến chứng thường thoáng qua kéo dài 3-5 ngày và đáp ứng tốt với điều trị thuốc.