THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu giá trị các xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP), AFP-L3% và Des-gamma carboxyprothrombin (DCP) trong chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tế bào gan”
Chuyên ngành: Hóa sinh Y học Mã số: 62 72 01 12
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thu Thảo
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.BS Lê Xuân Trường - PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Băng Sương
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu được thực hiện trên 340 bệnh nhân (170 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, 170 bệnh nhân viêm gan B, C mạn hoặc xơ gan) tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 04 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Ghi nhận được kết quả như sau:
Với ngưỡng cắt 10 ng/ml của AFP có độ nhạy 67% và độ đặc hiệu 96% trong chẩn đoán UTBMTBG.
Với ngưỡng cắt 4,95% của AFP-L3% có độ nhạy 58% và độ đặc hiệu 93% trong chẩn đoán UTBMTBG.
Với ngưỡng cắt 40 mAU/mL của DCP có độ nhạy 76% và độ đặc hiệu 95% trong chẩn đoán UTBMTBG.
Khi so sánh giá trị chẩn đoán của các thang điểm kết hợp thì thang điểm GALADUS có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất (ngưỡng cắt –0,97, độ nhạy 97,6%, độ đặc hiệu 97%).
Nồng độ AFP, DCP, tỷ lệ AFP-L3% và các thang điểm kết hợp GALAD, GALADUS tương quan thuận mức độ thấp với kích thước khối u trên nhóm UTBMTBG.
Nồng độ DCP, Tỷ lệ AFP-L3% và thang điểm kết hợp GALAD, GALADUS có tương tuan thuận mức độ thấp với số lượng u trên nhóm UTBMTBG.
Nồng độ AFP có tương quan thuận mức độ thấp với nồng độ DCP, bạch cầu, tiểu cầu.
Tỷ lệ AFP-L3% có tương quan thuận mức độ thấp với nồng độ DCP, tiểu cầu.
Nồng độ DCP có nồng độ tương quan thuận mức độ thấp với Bilirubin total và bạch cầu, tương quan nghịch mức độ thấp với hồng cầu.
Thang điểm GALAD, GALADUS tương quan thuận với AFP, AFP-L3%, DCP, AST, WBC, PLT. Ngoài ra thang điểm GALADUS còn tương quan thuận mức độ thấp với ALT.
Kết luận:
Khi kết hợp các chỉ dấu AFP, AFP-L3%, DCP và sử dụng thang điểm GALAD, GALADUS sẽ cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Evaluation of Alpha-fetoprotein (AFP), AFP-L3% and Des-gamma carboxyprothrombin (DCP) tests in the diagnosis of hepatocellular carcinoma
Specialty: Medical Biochemistry Code: 62 72 01 12
Ph.D. candidate: Tran Thi Thu Thao
Supervisor 1: Associate professor Le Xuan Truong, MD, Ph.D
Supervisor 2: Associate professor Nguyen Thi Bang Suong, MD, Ph.D
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
1. Sensitivity and specificity of AFP, AFP-L3%, DCP (PIVKA II) and combined scores in Diagnosis of Hepatocellular carcinoma (HCC)
At cut-off of 10 ng/mL, the sensitivity and specificity of AFP in the diagnosis of HCC were 67% and 96%, respectively.
At cut-off of 4.95%, the sensitivity and specificity of AFP-L3% in the diagnosis of HCC were 58% and 93%, respectively.
At cut-off of 40 mAU/mL, the sensitivity and specificity of DCP in the diagnosis of HCC were 76% was 95%, respectively.
When comparing the diagnostic value of the combined scores, GALADUS has the highest sensitivity and specificity (97.6% and 97% at cut-off of 40 mAU/mL).
AFP level, DCP level, AFP-L3% and the combined scores of GALAD, GALADUS have low degree of correlation with tumor size in the HCC group.
DCP level, AFP-L3% ratio and the combined score of GALAD, GALADUS have low degree of correlation with number of tumors in the group of HCC.
AFP level has low correlation with DCP, WBC and PLT.
AFP-L3% ratio has low level of positive correlation with DCP, platelet levels.
DCP level has a low positive correlation with total Bilirubin and WBC, low level negative correlation with RBC.
The GALAD, GALADUS scores are positively correlated with AFP, AFP-L3%, DCP, AST, WBC, PLT. GALADUS score has low level of positive correlation with ALT.
Conclusion:
Combining the AFP, AFP-L3%, DCP markers and using GALAD, GALADUS scores will give high sensitivity and specificity in the diagnosis of HCC.