THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Kết quả phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên điều trị ung thư trực tràng thấp
Chuyên ngành: Ngoại khoa. Mã số: 9720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Đức Huy
Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Bắc
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng (UTTT) cho di căn hạch chậu bên khoảng 15% đối với UTTT giai đoạn 2-3, xảy ra chủ yếu khi bờ dưới u nằm dưới nếp phúc mạc. Phẫu thuật nạo hạch chậu bên giúp làm giảm tái phát vùng chậu mặc dù sống còn toàn bộ không khác biệt. Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên được áp dụng trong điều trị ung thư trực tràng bước đầu cho kết quả an toàn và khả thi. Nghiên cứu nhằm phân tích toàn diện về kĩ thuật nạo hạch cũng như đặc điểm hạch chậu bên di căn trong UTTT như tỉ lệ di căn, các yếu tố liên quan di căn hạch, giá trị chẩn đoán di căn hạch trước mổ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng không nhóm chứng và theo dõi dọc các trường hợp UTTT giai đoạn 2-3 có bờ dưới u nằm dưới nếp phúc mạc. Phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu được thực hiện khi có hình ảnh hạch chậu nghi di căn trên chụp cộng hưởng từ. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Kết quả: Từ tháng 01/2017 đến 06/2021, có 33 trường hợp UTTT được phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên có tỉ lệ thành công 97%, thời gian nạo hạch chậu trung bình 73 phút với máu mất trung bình 85ml. Không có tai biến trong mổ được ghi nhận. Tỉ lệ biến chứng chung là 21,2% trong đó có 4 trường hợp (12,1%) bị ứ đọng nước tiểu. Các trường hợp biến chứng hồi phục không để lại di chứng. Tỉ lệ di căn hạch chậu bên 42,4%. Yếu tố nguy cơ hạch chậu di căn là có hạch mạc treo di căn và hạch chậu phì đại trên CHT. Điều trị tân hỗ trợ giúp giảm tỉ lệ di căn hạch chậu (26,7%) mặc dù có 66,7% trường hợp hạch chậu bên không đáp ứng với điều trị này.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên trong UTTT là phẫu thuật an toàn, khả thi. Tỉ lệ di căn hạch chậu bên cao đặc biệt khi hạch phì đại trên cộng hưởng từ. Di căn hạch chậu bên đáp ứng 1 phần với hóa xạ tân hỗ trợ.
Từ khóa: ung thư trực tràng, phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng, phẫu thuật nạo hạch chậu bên, hóa xạ trị tân hỗ trợ.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Result of laparoscopic lateral pelvic lymph node dissection in rectal cancer treatment
Specialty: General surgery Code: 9720104
Ph.D. candidate: Tran Duc Huy
Supervisor : Associate Professor. Nguyen Hoang Bac
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Rectal cancer (RC) staged 2-3 has lateral pelvic lymph node metastasis in about 15%, occurs mainly when inferior margin of the tumor locate below the peritoneal fold. Lateral pelvic lymph node dissection (LPLD) reduced pelvic recurrence although overall survival was not different. In Vietnam, laparoscopic LPLD is applied in the treatment of rectal cancer with preliminary safe and feasible results. The study aimed to comprehensively analyze the laparoscopic LPLD technique as well as the characteristics of metastatic lateral pelvic lymph nodes in RC such as the rate of metastasis, the factors related to lymph node metastasis and the preoperative diagnostic value of lymph node metastasis.
Objectives and Methods: Prospective study was performed with clinical intervention without control group and longitudinal follow-up of stage 2-3 RC with tumor inferior margin located below the peritoneal fold. Laparoscopic LPLD was performed when there was evidence of suspected metastases on magnetic resonance imaging. The study was carried out at the University Medical Center, Ho Chi Minh city.
Results: From January 2017 to June 2021, there were 33 cases of RC undergoing laparoscopic LPLD that met the study criteria. Laparoscopic LPLD has a success rate of 97%, the average operating time of lymphadenectomy is 73 minutes with an average blood loss of 85ml. There are no intraoperative complications. The overall complication rate was 21.2%, of which 4 cases (12.1%) had urinary retention. All complicated cases recovered without leaving sequelae. The rate of lateral pelvic lymph node metastasis was 42.4%. Risk factors for pelvic lymph node metastasis are presence of metastatic mesenteric lymph nodes and enlarged pelvic lymph nodes on MRI. Neoadjuvant therapy reduced the rate of pelvic lymph node metastasis (26.7%) although 66.7% of lateral pelvic lymph nodes did not respond to this treatment.
Conclusion: Laparoscopic LPLD in RC is a safe and feasible surgery. The rate of lateral pelvic lymph node metastasis is high, especially when the lymph nodes are enlarged on MRI. Lateral pelvic lymph node metastasis partial responds to neoadjuvant chemoradiotherapy.
Keywords: Rectal cancer, total mesorectal excision, lateral pelvic lymph node dissection, neoadjuvant chemoradiotherapy