Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. HUỲNH QUANG ĐẠI
30/05/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông citrate trong lọc máu liên tục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa hồi sức tích cực.

Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu-Chống độc                    Mã số: 62720122

Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Quang Đại

Họ và tên người hướng dẫn: GS.TS.BS Đặng Vạn Phước, TS.BS Trương Ngọc Hải

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Kháng đông có vai trò quan trọng trong quá trình lọc máu liên tục (LMLT) nhằm đảm bảo sự thông suốt của hệ thống lọc. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy kháng đông citrate giúp kéo dài đời sống quả lọc, tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ chảy máu so với kháng đông heparin. Tuy nhiên, phương pháp này có một số bất lợi như rối loạn điện giải, toan kiềm, và tích lũy citrate.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa HSTC. Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân ≥ tuổi, tổn thương thận cấp (theo tiêu chuẩn KDIGO), được thực hiện LMLT và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm có chống chỉ định sử dụng kháng đông hoặc có chỉ định kháng đông do bệnh lý khác, suy gan nặng, bệnh nhân có thai hoặc bệnh nhân/thân nhân từ chối điều trị.

- Kết quả: Đời sống quả lọc trung bình ở nhóm kháng đông citrate là 56 (42;71) giờ so với 31 (21;42) giờ ở nhóm heparin, chênh lệch là 25 giờ (95%KTC, 18,5-31,5 giờ, p<0,001). 4,8% quả lọc đông sớm trước 24 giờ ở nhóm citrate so với 27,2% ở nhóm heparin, p<0,001. Kháng đông citrate là yếu tố độc lập giúp giảm nguy cơ đông quả lọc sớm với HR = 0,16 (95% KTC, 0,05-0,51), p = 0,002. Tỉ lệ biến cố xuất huyết ở nhóm citrate và heparin lần lượt là 7,1% và 15,5%, p = 0,132. Các biến chứng toan chuyển hóa, kiềm chuyển hóa, hạ kali máu không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. Biến chứng hạ magiê máu xảy ra nhiều hơn ở nhóm citrate, 67,3% so với 28,3%, p<0,05. Hạ canxi máu xảy ra với tỉ lệ 13,1%, tăng canxi máu 0,5% và tích lũy citrate 4,8%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ hồi phục chức năng thận và tử vong nằm viện giữa hai nhóm.

- Kết luận: Kháng đông citrate giúp kéo dài đời sống quả lọc và giảm tỉ lệ đông quả lọc sớm so với kháng đông heparin trong LMLT. Phương pháp này cũng cho thấy an toàn với giảm tỉ lệ xuất huyết và không làm gia tăng đáng kể các biến chứng như rối loạn điện giải hay toan kiềm.

Từ khóa: Kháng đông citrate, kháng đông heparin, lọc máu liên tục, tổn thương thận cấp.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Efficacy and safety of regional citrate anticoagulation for continuous renal replacement therapy among acute kidney injury patients in intensive care unit.

Specialty: Critical care, Emergency and Clinical toxicology    Code: 62720122

Ph.D. candidate: Huynh Quang Dai, MD

Supervisor 1: Professor Dang Van Phuoc, MD, PhD

Supervisor 2: Truong Ngoc Hai, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Anticoagulation is essential during continuous renal replacement therapy (CRRT) to maintain extracorporeal circuit patency. The advantages of regional citrate anticoagulation (RCA) include extension of extracorporeal circuit lifespan, optimizing the treatment, and reduction of bleeding risk compared to heparin in some recent studies. However, RCA is related to some adverse effects as electrolyte disturbances, metabolic disorders, and citrate accumulation.

Objectives and Methods: A prospective cohort study of adult critically ill patients with acute kidney injury performed CRRT was carried. Exclusion criteria included anticoagulation contraindications, anticoagulation indication for other medical situations, severe liver failure, pregnancy, and treatment refusal against medical advice.

Results: The circuit lifespan of CRRT with RCA was 56 (42;71) hours vs. 31 (21;42) hours with heparin anticoagulation; the difference was 25 hours (95%CI, 18.5-31.5 hours), p<0.001. The rate of early filter clotting (before 24 hours) in RCA group and heparin group were 4.8% and 27.2%, respectively, p < 0.001. RCA was the independent protective factor of early filter clotting with HR = 0.16 (95%CI, 0.05-0.51), p = 0.002. The hemorrhage complication was 7.1% in RCA group and 15.5% in heparin group, p = 0,132. The adverse events included metabolic acidosis, metabolic alkalosis, hypopotassium, which showed no significant difference between RCA and heparin. Hypomagnesemia was higher in RCA group compared to heparin, 67.3% vs. 28.3%, p <0.05. The rate of hypocalcemia, hypercalcemia, and citrate accumulation were 13.1%, 0.5%, and 4.8% in RCA group, respectively. The two groups had no significant differences in hospital renal recovery rate and mortality.

Conclusion: RCA effectively prolonged the circuit lifespan and prevented early filter clotting during CRRT in critically ill patients with AKI. This anticoagulation was safe, with reduced bleeding risk and no significantly increasing adverse events such as electrolyte or metabolic disturbances.

Keywords: Regional Citrate Anticoagulation, Heparin, Continuous Renal Replacement Therapy, Acute Kidney Injury.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN