Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
30/05/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Kết quả hoá trị tân hỗ trợ trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn tiến xa tại chỗ.

Chuyên ngành: Ngoại Khoa                      Mã số:9720104

Họ và tên nghiên cứu sinh:Nguyễn Thị Minh Huệ.

Họ và tên người hướng dẫn:PGS.TS. Nguyễn Văn Hải.

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Ung thư thực quản giai đoạn tiến xa tại chỗ (locally advanced esophageal cancer-LCES) bao gồm ung thư thực quản giai đoạn IIb đến IIIc, là những trường hợp ung thư thực quản có khối u (T) xâm lấn qua lớp cơ thực quản đến mô quanh thực quản (T3,T4) hoặc có di căn hạch vùng (N1-3). Tại Việt Nam, theo ghiên cứu của Hàn Thanh Bình cho thấy tỉ lệ sống 2 năm sau xạ trị đơn thuần thấp; còn tác giả Nguyễn Đức Lợi ghi nhận tỉ lệ sống còn 2 năm thấp dưới 50%. Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ đánh giá hiệu quả của phẫu thuật đơn thuần, xạ trị đơn thuần, hoá xạ trị đồng thời triệt để đối với UTTQ giai đoạn tiến xa tại chỗ. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của hoá trị trước phẫu thuật đối với ung thư thực quản giai đoạn tiến xa tại chỗ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thực quản giai đoạn IIb-IVa theo phân độ AJCC 8th, không có di căn xa, được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 22 tháng 07 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Kết quả: Sau hoá trị tân hỗ trợ, 61,6% được phẫu thuật cắt thực quản với 100% đạt biên phẫu thuật R0. Tỉ lệ đáp ứng mô học hoàn toàn (pCR) là 26,1%. Độc tính do hoá trị ghi nhân trên hệ tạo máu độ I-II, ít gây độc tính trên gan, thận, da-niêm mạc và tiêu hoá, không có ở độc tính  độ III-IV.Tỉ lệ sống còn chung 1 năm, 2 năm và 3 năm sau phẫu thuật là 92,5%; 79,4% và 68,8%. Tỉ lệ sống còn không bệnh tiến triển 1 năm, 2 năm và 3 năm sau phẫu thuật là 84,4%; 72,2% và 62,7%.

Kết luận: Hoá trị tân hỗ trợ phác đồ DCX/DCF trong ung thư thực quản giai đoạn tiến xa tại chỗ là phác đồ dung nạp tốt, làm tăng tỉ lệ phẫu thuật cắt u ở những bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn IIb-IVa. Tỉ lệ sống còn 1 năm, 2 năm, 3 năm cao hơn so với các nghiên cứu hoá xạ trị triệt để ung thư thực quản.

Từ khóa: ung thư thực quản tiến xa tại chỗ, hoá trị tân hỗ trợ, tỉ lệ sống còn, tỉ lệ đáp ứng mô bệnh học

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title:” The results of neoadjuvant chemotherapy for locally advanced esophageal cancer”

Specialty: Surgery                                                                Code: 9720104

Ph.D. candidate: Nguyen Thi Minh Hue

Supervisor: Professor/Associate Professor: Nguyen Van Hai, MD. PhD.

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Locally advanced esophageal cancer (LCES) includes stage IIb to IIIc esophageal cancers, which are cancers of the esophagus with a tumor that invades through the muscle layer of the esophagus to periesophageal tissue (T3,T4) or with regional lymph node metastasis (N1-3). In Vietnam, according to a study by Han Thanh Binh, the 2-year survival rate after definitive radiotherapy is low; and Nguyen Duc Loi recorded the 2-year survival rate was lower than 50%. Currently, studies in Vietnam only evaluate the effectiveness of surgery alone, radiotherapy alone, combined chemotherapy and radiotherapy for locally advanced stage cancer. To better understand the effectiveness of preoperative chemotherapy for locally advanced esophageal cancer, we conducted this research.

Objectives and Methods:A prospective, clinical intervention study was performed. 112 patients with suspected esophageal cancer stage IIb-IVa according to the 8th AJCC classification, no distant metastases, at Cho Ray Hospital were recruited from  July 22nd, 2019 to December 31st, 2020.

Result: After neoadjuvant chemotherapy, 61.6% of esophagectomy were completely achieved surgical margin of R0. The pathology complete response rate (pCR) was 26.1%. Toxicities of neoadjuvant chemotherapy was grade I-II on hematology, less toxic complications on liver, kidney, mucotitis, hand-foot syndrome, nausea, hair loss, alopecia. Grade III-IV of neoadjuvant chemotherapy toxicities with DCX/DCF regimen was not recorded. The overall survival rate of 1 year, 2 years and 3 years after radical esophagectomy were 92.5%, 79.4% and 68.8%, respectively. The progression-free survival rate at 1 year, 2 years and 3 years after radical esophagectomy were 84.4%, 72.2% and 62.7%, respectively.

Conclusion: Neoadjuvant chemotherapy with DCX/DCF regimen for treatment of locally advanced esophageal cancer was a well-tolerated regimen, increasing the surgical resection rate in patients with stage IIb-IVa esophageal cancer. The 1-year, 2-year, and 3-year survival rates were higher than those of esophageal cancer studies with definitive chemoradiation therapy.

Keywords: locally advanced esophageal cancer, neoadjuvant chemotherapy, overall survival, pathology complete response.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN