Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. PHAN NGUYỄN LIÊN ANH
09/08/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án:Đặc điểm lâm sàng, sinh học và đột biến gen trên bệnh nhi suy giảm miễn dịch tiên phát

Chuyên ngành: Nội khoa              Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: PHAN NGUYỄN LIÊN ANH

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.Phan Thị Xinh (người hướng dẫn 1)

                                              PGS.TS.Huỳnh Nghĩa (người hướng dẫn 2)

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Suy giảm miễn dịch tiên phát (SGMDTP) là nhóm bệnh di truyền hiếm gặp. Hầu hết các thể kinh điển được chẩn đoán bằng lâm sàng kèm các biểu hiện về miễn dịch và sau đó xác định ở mức độ phân tử. Tuy nhiên nhiều đột biến gen của hệ miễn dịch có biểu hiện kiểu hình thay đổi làm tiêu chí chẩn đoán bằng lâm sàng và miễn dịch không chính xác. Cùng một gen có thể gặp nhiều kiểu hình khác nhau hoặc cùng một bệnh có thể do nhiều gen gây ra.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Đối tượng là bệnh nhi đã được chẩn đoán xác định SGMDTP tìm ra đột biến gen và đang theo dõi và điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 3/2020 - 6/2022

- Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 80 trường hợp bệnh nhi mắc SGMDTP tại BVNĐ1 từ 2013 đến 2022, có đặc điểm:

  • Phân nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là thiếu hụt kháng thể (25%).
  • 40% khởi phát nhiễm trùng trước 6 tháng. Có trường hợp mắc lao hệ thống sau tiêm chủng mở rộng.
  • Đặc điểm giảm lympho máu và không có tuyến ức giúp nhận diện sớm nhóm SGMDTP nặng
  • Ứng dụng WES và CNVs góp phần tăng khả năng phát hiện gen đột biến.
  • Phát hiện 18 biến thể chưa công bố y văn.
  • 50% số ca có chỉ định GTBGTM nhưng chưa thực hiện được tại miền Nam Việt Nam.
  • 5% giảm thính lực nên cần tầm soát thường quy
  • Nguy cơ tiến triển lymphoma tăng, đặc biệt trẻ nam.
  • Giảm các dòng tế bào máu tự miễn có thể là chỉ điểm tầm soát SGMDTP sớm.
- Kết luận: Chẩn đoán gen là phần không thể thiếu trong việc quản lý bệnh nhân SGMDTP vì hướng điều trị và tiên lượng rất khác nhau giữa các phân nhóm. Phối hợp các phương pháp phân tích gen giúp tăng khả năng phát hiện đột biến.

- Từ khóa: suy giảm miễn dịch tiên phát, đột biến gen, di truyền

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title:

“ Clinical, laboratory and genetic characteristics of children with primary immunodeficiency”

Specialty: Internal medicine                                  Code: 9720107

Ph.D. candidate: PHAN NGUYEN LIEN ANH

Supervisor 1: Associate Professor Phan Thi Xinh

Supervisor 2: Associate Professor Huynh Nghia

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

  • Background:

Primary immunodeficiency (PID) is a group of rare genetic diseases. Most of classical forms are diagnosed with clinical, immunological manifestations and subsequently identified at the molecular level. However, many gene of immune system are heterozygous phenotypes, thus clinical and immunological diagnostic criteria are inaccurate. Identical genetic mutation can have very different effects on phenotype or mutations in different genes can lead to similar phenotype

  • Objectives and Methods:

Cross sectional study

Subjects were children who has been diagnosed with PID and had gene mutations, were following and receiving treatment at Children's Hospital 1 from March 2020 to June 2022.
  • Results: The sample consisted of 80 cases of PID at Children’s Hospital 1 from 2013 to 2022, with the following characteristics:
o The subgroup with the highest percentage was antibody deficiency (25%).
o 40% onset of infection before 6 months. One case had systemic tuberculosis after TB vaccination.
o Lymphopenia and athymus were early manifestions of severe PID 
o Using new technology WES and CNVs showed an increased ability to detect gene mutation
o Discovered 18 novel mutations.
o 50% cases need HSCT but not yet performed in the South of Vietnam.
o 5% hearing loss and this complication require routine screening
o Increasing risk of developing lymphoma, especially in boys.
o Autoimmune cytopenia may be an indicator for early PID screening 
  • Conclusion:
Genetic diagnosis is an integral part of the management of PID because the treatment and prognosis varies widely across subgroups. Combining gene analysis methods to increase the ability to detect mutations.

Keywords: primary immunodeficiency, gene mutation, heredity