THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Ảnh hưởng của nhổ răng cối nhỏ trong điều trị chỉnh hình răng mặt lên sự mọc răng khôn”
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 9720501
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Huỳnh An
Họ và tên người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lâm Hoài Phương
2. PGS.TS. Lê Đức Lánh
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc điều trị chỉnh hình răng mặt có và không có nhổ răng cối nhỏ lên sự mọc của răng khôn hàm trên và hàm dưới bao gồm: sự thay đổi độ nghiêng, khoảng mọc răng, mức độ mọc giữa trước và sau điều trị chỉnh hình.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: răng khôn hàm trên và hàm dưới trên phim toàn cảnh và sọ nghiêng (trước-sau điều trị) của 180 bệnh nhân chỉnh hình răng mặt độ tuổi 12-24. Mẫu chia hai nhóm: chỉnh hình có nhổ răng và không nhổ răng. So sánh các thông số về độ nghiêng, khoảng mọc răng và mức độ mọc của răng khôn trước và sau điều trị ở nhóm có nhổ răng, nhóm không nhổ răng và so sánh giữa hai nhóm.
- Kết quả: Ở nhóm chỉnh hình có nhổ răng: độ nghiêng, khoảng mọc răng, mức độ mọc của răng khôn hàm trên sau điều trị tăng đáng kể so với trước điều trị (p < 0,001); độ nghiêng của răng khôn hàm dưới không thay đổi (p = 0,391), nhưng khoảng mọc răng và mức độ mọc tăng nhiều (p < 0,001) so với trước điều trị. Ở nhóm chỉnh hình không nhổ răng: độ nghiêng, khoảng mọc răng, mức độ mọc của răng khôn hàm trên tăng đáng kể sau điều trị (p < 0,001); độ nghiêng và mức độ mọc của răng khôn hàm dưới không thay đổi (p = 0,340), nhưng khoảng mọc răng tăng 1,99 mm (p < 0,001). Khi so sánh giữa hai nhóm, răng khôn hàm trên có khả năng dựng trục cao gấp 2,1 lần (p = 0,005), khoảng mọc răng tăng gấp 2,5 lần (p = 0,002), mức độ mọc tăng gấp 1,5 lần (p < 0,001); độ nghiêng của răng khôn hàm dưới không khác biệt, khoảng mọc răng tăng gấp 2,5 lần (p < 0,001), mức độ mọc tăng gấp 5,9 lần (p < 0,001) ở nhóm nhổ răng so với không nhổ.
- Kết luận: Răng khôn hàm trên và hàm dưới cho thấy khuynh hướng dễ mọc hơn (khả năng dựng trục, tăng khoảng mọc và mức độ mọc) ở nhóm chỉnh hình nhổ răng và không nhổ răng.
Từ khóa: Răng khôn, chỉnh hình có nhổ răng, chỉnh hình không nhổ răng.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. dissertation title: Influence of Premolar Extraction Indicated in Orthodontic Treatment on Third Molar Eruption
Specialty: Odonto-Stomatology Code: 9720501
Ph.D. candidate: Phan Huynh An
Supervisor 1: Associate Professor Lam Hoai Phuong
Supervisor 2: Associate Professor Le Duc Lanh
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: The development of third molar and its influence on the dentition are topics of interest in dental researches. Numerous studies have focused on the effect of third molars eruption on the remaining teeth of the dentition. However, the impact of orthodontic treatment on the development of third molar has been less investigated up to now.
Objectives and Methods: This current study aimed at comparing the angulations, eruption spaces and presence rates of upper and lower third molars before and after orthodontic treatment in the two groups indicated with and without extraction as well as between these two groups.
Results: In the group indicated with orthodontic extraction, the angulation, eruption space, presence rate of the upper third molars after treatment increased significantly compared to before treatment (p<0.001); the angulation of the lower third molars did not change (p=0.391), but their eruption space and presence rate increased significantly at post-treatment time (p<0.001). In the group without orthodontic extraction, the angulation, eruption space and eruption rate of the upper third molars increased significantly at post-treatment time (p<0.001); the angulation and eruption rate of lower third molars did not change (p=0.340), but the eruption space increased by 1.99 mm (p<0.001). When comparing between the two groups, the angulation of upper third molars increased by 2.1 times (p=0.005); the eruption space was multiplied by 2.5 times (p=0.002); the eruption rate increased by 1.5 times (p<0.001); the angulation of the lower third molar was not statistically different, but the eruption space increased 2.5 times (p<0.001) and the eruption rate increased by 5.9 times (p<0.001) in the group with orthodontic extraction compared to the non-extraction group.
Conclusion: Orthodontic treatment with extraction has a positive effect on the eruption of third molars such as improving the angulation, increasing the eruption space and therefore promoting the rate of eruption.
Keywords: Third Molar, Orthodontic Treatment with Extraction