THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm
Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 9720115
Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Phạm Minh Mẫn
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.BS. Trịnh Thị Diệu Thường
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới (RKHD) là thường gặp. Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau của nhĩ châm sau phẫu thuật nhổ RKHD.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: công thức huyệt gồm Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận được sử dụng. Giai đoạn một tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đôi, trên 66 người tình nguyện khỏe mạnh. Dựa trên phân bố dây thần kinh số V, giai đoạn này nhằm xác định vùng tăng ngưỡng đau ở mặt. Giai đoạn hai tiến hành nghiên cứu, thiết kế can thiệp nửa miệng, mù đôi, trên 60 người trải qua hai lần phẫu thuật nhổ RKHD, xác định hiệu quả giảm đau trên thang điểm VAS và lượng thuốc paracetamol được sử dụng. Tác dụng ngoại ý của nhĩ cũng được đánh giá.
- Kết quả: ở giai đoạn một, ngưỡng đau ở mặt tăng có ý nghĩa khi ở nhóm nhĩ châm tại cả vị trí nhánh V1, V2 và V3 hai bên (p<0,05). Đối với giai đoạn hai, ở lượt nhĩ châm có mức điểm VAS và số lượng thuốc paracetamol tại các thời điểm theo dõi sau phẫu thuật đều thấp hơn đáng kể (p<0,01). Không ghi nhận bất kỳ tác dụng ngoại ý nào.
- Kết luận: nhĩ châm tại các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận là an toàn và có hiệu quá tốt trong việc giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới.
Từ khóa: nhĩ châm, y học cổ truyền, phẫu thuật nhổ răng khôn
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Evaluation of postoperative analgesic effect of auricular acupuncture therapy after surgical extraction of mandibular third molar
Specialty: Traditional Medicine Code: 9720115
Ph.D. candidate: Bui Pham Minh Man
Supervisor: Associate Professor. Trinh Thi Dieu Thuong, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Postoperative pain following surgical extraction of mandibular third molar (MTM) is a common occurrence. This study aimed to evaluate the analgesic effectiveness of auricular acupuncture (AA) in postoperative pain management following surgical extraction of MTM.
Objectives and Methods: The acupoint combination used included TF4, AH6a, TG2, LO1, and LO3 points. Phase one was involved a randomized, double-blind, controlled trial with 66 healthy volunteers. Based on the distribution of the fifth cranial nerve, this phase determine the pain threshold areas on the face. Phase two involved a split-mouth, double-blind intervention study with 60 patients undergoing two MTM surgical extraction sections. The study assessed pain reduction using the VAS score and recorded the usage of paracetamol. Adverse effects of acupuncture were also evaluated.
Results: In phase one, there was a significant increase in pain thresholds on the face in the AA at locations V1, V2, and V3 bilaterally (p<0.05). In phase two, the VAS scores and the amount of paracetamol used at various postoperative time points were significantly lower in the AA group (p<0.01). No adverse effects were reported.
Conclusion: Auricular acupuncture at TF4, AH6a, TG2, LO1, and LO3 points is safe and highly effective in reducing postoperative pain following MTM surgical extraction.
Keywords: auricular acupuncture, traditional medicine, mandibular third molar surgical extraction