THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Xác định hiệu quả phục hồi vận động sau nhồi máu não của phương pháp nhĩ châm kết hợp điện châm
Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 9720115
Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HƯỚNG DƯƠNG
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Đột quỵ là một trong những nguyên gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phục hồi vận động sau đột quỵ là vấn đề cấp thiết giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp nhĩ châm kết hợp điện châm trên người bệnh nhồi máu não.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là thiết kế thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, đa trung tâm. Tổng cộng 128 người bệnh nhồi máu não giai đoạn phục hồi sớm được chọn và phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp (nhĩ châm kết hợp điện châm) và nhóm chứng (điện châm). Dữ liệu thu thập trước can thiệp và sau can thiệp 6 tuần đánh giá bằng các thang đo Barthel Index, Motricity Index và Fugl Meyer Assessment.
Kết quả: Sau can thiệp 6 tuần, phương pháp nhĩ châm kết hợp điện châm tốt hơn so với điện châm trên người bệnh nhồi máu não đánh giá theo Barthel Index, Motricity Index và Fugl Meyer Assessment. Phương pháp nhĩ châm kết hợp điện châm làm tăng tỉ lệ người bệnh đáp ứng tốt lên gấp 2,81 lần so với điện châm trên người bệnh nhồi máu não trong 6 tuần điều trị (OR = 2,81; khoảng tin cậy 95%: 1,30 – 6,06; p = 0,009).
Kết luận: Nhĩ châm kết hợp điện châm có hiệu quả hơn so với điện châm trong phục hồi vận động sau nhồi máu não giai đoạn phục hồi sớm.
Từ khóa: Nhĩ châm, điện châm, nhồi máu não, phục hồi vận động
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. dissertation title: Determining the efficacy of motor recovery after ischemic stroke of auricular acupuncture combined with electroacupuncture
Specialty: Traditional Medicine Code: 9720115
Ph.D. candidate: NGUYEN THI HUONG DUONG
Supervisor: Associate Professor. TRINH THI DIEU THUONG, MD, PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Stroke is one of the leading causes of disability and death in the world and in Vietnam. Motor recovery after stroke is an urgent issue to help patients improve their quality of life, reintegrate into the community, and reduces the burden on their families and society. This study aimed to evaluate the efficacy of motor recovery of auricular acupuncture combined with electroacupuncture in post-stroke patients.
Objectives and Methods: This is a multicenter and randomized controlled trial design. 128 hemiplegic patients after ischemic stroke in the early recovery phase were selected and randomly assigned to the intervention group (auricular acupuncture combined with electroacupuncture) and control (electroacupuncture). Data were collected before intervention and 6 weeks after intervention using the Barthel Index, Motricity Index, and Fugl Meyer Assessment.
Results: After 6 weeks of intervention, the combination of auricular acupuncture method and electroacupuncture was better than electroacupuncture in patients with ischemic stroke assessed by Barthel Index, Motricity Index, and Fugl Meyer Assessment. The auricular acupuncture method combined with electroacupuncture increased the rate of patients with a good response by 2.81 times compared to electroacupuncture in patients with ischemic stroke within 6 weeks of treatment (OR = 2.81; 95%CI: 1.30 – 6.06; p = 0.009).
Conclusion: Auricular acupuncture combined with electroacupuncture is more effective than electroacupuncture in recovering motor after ischemic stroke in the early recovery period.
Keywords: Auricular acupuncture, electroacupuncture, cerebral infarction, motor recovery