THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA MŨI U MÀNG NÃO SÀN SỌ TRƯỚC
Chuyên ngành:Ngoại khoa Mã số: 9720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: TRƯƠNG THANH TÌNH
Họ và tên người hướng dẫn: TS. BS NGUYỄN VĂN TUẤN (HDC)
TS. BS NGUYỄN MINH ANH (HDP)
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi qua mũi ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để cắt bỏ các u màng não sàn sọ trước trên khắp thế giới. Nghiên cứu tiến cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi qua mũi đối với u màng não sàn sọ trước và xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật tại Việt Nam
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 2017 - 2022, có 36 bệnh nhân u màng não sàn sọ trước thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Kết quả phẫu thuật nội soi được đánh giá bằng khám thần kinh, khám thị lực và và chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc tương phản theo dõi sau 3 tháng, 6 tháng, sau đó ở các khoảng thời gian nhân đôi tiếp theo
Kết quả: Đau đầu và suy giảm thị lực là những triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất, tương ứng chiếm 69% và 64% các trường hợp. Tổng số ca lấy hết u hoàn toàn (GTR) đạt được trong 32 trường hợp (89 %). Kích thước khối u và sự bao bọc của các mạch xung quanh được xác định là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ lấy hết u hoàn toàn. Cải thiện thị lực đạt 82,6% so với trước mổ. Một bệnh nhân (2,8%) bị suy giảm thị lực sau phẫu thuật và không hồi phục sau 18 tháng theo dõi. Rò dịch não tủy sau mổ và viêm màng não gặp 3/36 trường hợp (11%). Trong đó, một bệnh nhân(2,8 %) có tiền sử bệnh tiểu đường và tăng huyết áp đã phát triển bệnh viêm màng não kháng trị dẫn đến tử vong.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua mũi điều trị các u màng não sàn sọ trước tương đối an toàn và hiệu quả, có thể thay thế phương pháp mổ mở sọ truyền thống khi lựa chọn bệnh phù hợp. Tuy nhiên, biến chứng dò dịch não tủy và viêm màng não còn là mặt hạn chế của phương pháp này.
Từ khóa: phẫu thuật nội soi qua mũi, u màng não, sàn sọ trước, rãnh khứu, planum xương bướm, củ yên.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: ENDOSCOPIC ENDONASAL SURGERY FOR ANTERIOR SKULL BASE MENINGIOMAS
Specialty: SURGERY (NEUROSURGERY) Code: 9720104
Ph.D. candidate: TRUONG THANH TINH
Supervisor 1: NGUYEN VAN TUAN, Ph.D
Supervisor 2: NGUYEN MINH ANH, Ph.D
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Endoscopic endonasal surgery (EES) is increasingly being applied for resection of anterior skull base meningiomas worldwide. This prospective study aimed to investigate the effectiveness of EES for meningiomas located in the anterior skull base region and identify factors that may influence surgical outcomes in Vietnam
Objectives and Methods: From 2017 to 2022, 36 patients with anterior skull base meningiomas who met the inclusion criteria were enrolled. Surgical outcomes were evaluated with neurological examination, formal visual tests, and magnetic resonance imaging with contrast at 3-month, 6-month follow-up, then at subsequent doubling intervals.
Results: Headache and visual impairment were the most common complaints, accounting for 69 % and 64 % of cases, respectively. Gross total resection (GTR) was achieved in 32 cases (89 %). Tumor size and encasement of surrounding vessels were identified as significant factors affecting the GTR rate. Visual improvement was observed in 82.6% of patients who had preoperative visual impairment. One patient (2.8%) who experienced visual deterioration after surgery did not recover after 18 months of follow-up. Postoperative cerebrospinal fluid (CSF) leak and meningitis occurred in 3/36 cases (11%). In which, one patient (2.8%) with a medical history of diabetes and hypertension developed refractory meningitis resulting in death.
Conclusion: EES represented a relatively safe and effective method that might be considered as a valuable alternative to traditional open craniotomy for resection of anterior skull base meningiomas in carefully selected patients. However, postoperative CSF leak and meningitis are still limitations of this approach
Keywords: endoscopic endonasal surgery, meningiomas, anterior skull base, olfactory groove, planum sphenoidale, tuberculum sellea