Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. BÙI THỊ HẠNH DUYÊN
30/11/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: “Đánh giá rối loạn đông máu trong nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn bằng đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM)

Chuyên ngành: Hồi sức Cấp cứu và Chống độc                           Mã số: 9720103      

Họ và tên nghiên cứu sinh: BÙI THỊ HẠNH DUYÊN

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. LÊ MINH KHÔI

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) và sốc nhiễm khuẩn (SNK) gây rối loạn chức năng đa cơ quan, trong đó có rối loạn đông máu (RLĐM). Đánh giá tình trạng đông máu là cần thiết cho việc điều trị và theo dõi bệnh nhân (BN) NKH. Tại Việt Nam, có ít các nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM) ở BN NKH. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả tình trạng đông máu của BN NKH và SNK bằng xét nghiệm ROTEM và tìm yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong ở BN NKH và SNK.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu quan sát tiến cứu. BN ≥ 18 tuổi được chẩn đoán NKH/SNK theo tiêu chuẩn Sepsis-3 nhập khoa Hồi sức tích cực, BV ĐHYD TP.HCM được thu nhận vào nghiên cứu. ROTEM và xét nghiệm đông máu thường qui (ĐMTQ) được thực hiện trong 24 giờ đầu nhập khoa hồi sức.

- Kết quả: Từ 06/2020-12/2021 có 161 BN được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy ROTEM có thể phân biệt các kiểu hình RLĐM khác nhau như giảm đông (54,7%), tăng đông (25,5%), RLĐM hỗn hợp tăng-giảm đông (13,6%) và tăng tiêu sợi huyết (23%). Dựa trên ROTEM, BN SNK có tăng nguy cơ giảm đông máu gấp 3,11 lần so với BN NKH, ngược lại giảm nguy cơ bị tăng tiêu sợi huyết là 0,2 (với p=0,001). Nồng độ fibrinogen và biên độ cục máu của kênh FIBTEM có mối tương quan mạnh (rho 0,69 - 0,73). Trong phân tích đa biến, INR tăng, tần số tim tăng và huyết áp trung bình giảm giúp tiên lượng nguy cơ tử vong ở BN NKH/SNK.

- Kết luận: ROTEM cho cái nhìn toàn diện về tình trạng đông máu của BN NKH/SNK hơn so với ĐMTQ, có thể nhận diện được tăng đông và tăng tiêu sợi huyết. Nồng độ fibrinogen và biên độ cục máu của kênh FIBTEM có mối tương quan mạnh. INR tăng, tần số tim tăng và huyết áp trung bình giảm giúp tiên lượng nguy cơ tử vong ở BN NKH/SNK.

Từ khóa: Đo độ đàn hồi cục máu, đông máu thường quy nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu, ROTEM, giảm đông, sốc nhiễm khuẩn, tăng đông và tăng ly giải sợi huyết.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Evaluating coagulation disorders in sepsis and septic shock using rotational thromboelastometry

Speciality: Emergency, Intensive Care Medicine and Clinical Toxicology  Code: 9720103

Ph.D. candidate: Bui Thi Hanh Duyen, MD

Supervisor: Associate Professor Le Minh Khoi, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Sepsis and septic shock cause multiple organ dysfunction, including coagulation disorders. Assessing coagulation status is necessary for treatment and following up on patients with sepsis. In Vietnam, there is little research on using rotational thromboelastometry to evaluate coagulation disorders in patients with sepsis. The study aimed to describe the coagulation states of patients with sepsis or septic shock using rotational thromboelastometry (ROTEM) and identify prognostic factors for mortality in patients with sepsis or septic shock.

Objectives and Methods: This was an observational prospective study. Patients aged ≥18 years with sepsis or septic shock according to the Sepsis-3 criteria admitted to the Intensive Care Unit, University Medical Center Ho Chi Minh City were recruited. ROTEM and conventional coagulation tests (CCTs) were performed within the first 24 hours of ICU admission.

Results: From 06/2020 to 12/2022, 161 patients with sepsis were included. The results showed that ROTEM could identify various types of coagulation disorders such as hypocoagulation (54.7%), hypercoagulation (25.5%), mixed-hypo-hypercoagulation patterns (13.6%) and hyperfibrinolysis (23%). Based on ROTEM, the patients with septic shock had more than 3.11 folds of the hypocoagulation risk, whereas less than 0.2 of the hyperfibrinolysis risk (p=0.001) compared with the patients with sepsis. Fibrinogen levels and FIBTEM amplitudes had strong correlations (rho 0.69 – 0.73). Multivariable analysis showed that increased INR, increased heart rate and decreased mean blood pressure could predict mortality risk for patients with sepsis or septic shock.

Conclusions: ROTEM assessed the coagulation status of the patients with sepsis/septic shock more comprehensively than CCTs and identified hypercoagulation and hyperfibrinolysis. Fibrinogen levels và FIBTEM amplitudes had strong correlations. Increased INR,  increased heart rate and decreased mean blood pressure could predict mortality risk for patients with sepsis or septic shock.

Keywords: rotational thromboelastometry, conventional coagulation tests, sepsis, septic shock, coagulation disorders, hypocoagulation, hypercoagulation, hyperfibrinolysis

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN