Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. TRẦN HIỆP ĐỨC THẮNG
18/12/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Đặc điểm mô bệnh học và miễn dịch huỳnh quang của tổn thương thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh

Chuyên ngành: Giải phẫu bệnh và pháp y, Mã số: 62720105

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hiệp Đức Thắng

Họ và tên người hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Sào Trung, PGS. TS Trần Thị Bích Hương

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Suy thận tiến triển nhanh (STTTN) đặc trưng bởi sự giảm nhanh chức năng thận trong vài tuần, là một hội chứng lâm sàng do nhiều bệnh lý gây ra. Việc chẩn đoán bệnh căn nguyên để điều trị hiệu quả rất quan trọng trong ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả đặc điểm mô bệnh học và miễn dịch huỳnh quang của mẫu sinh thiết thận của các bệnh nhân STTTN.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, hàng loạt ca, tiến hành tại khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và thực hiện trên các bệnh phẩm sinh thiết thận ở các bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng STTTN được gửi từ các bệnh viện trong thành phố từ tháng 01 / 2015 đến tháng 12/2020.

Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 184 trường hợp STTTN thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.

Các đặc điểm mô bệnh học: Chủ yếu (87,5%) là viêm cầu thận (VCT) do phức hợp miễn dịch (PHMD) với viêm thận lupus chiếm đa số (62,5%), tiếp theo là bệnh thận IgA (20,7%). VCT liềm chỉ chiếm 13%. Các tổn thương ít gặp gồm VCT nghèo miễn dịch 1,6%, bệnh thận do trụ 1,1 %, VCT do kháng thể kháng màng đáy 1,1%, lắng đọng amyloid 0,5%. Thuyên tắc vi mạch huyết khối (TTVMHK) thường gặp (37,5%) chủ yếu ở viêm thận lupus và bệnh thận IgA. Tỷ lệ cầu thận thiếu máu cục bộ 56,5% và thuyên tắc lòng mao mạch 17,4% cao có ý nghĩa ở TTVMHK.

Đặc điểm miễn dịch huỳnh quang: Ở bệnh nhân viêm thận lupus, 98% - 99% lắng đọng IgG và C1q, trong khi tỷ lệ nhuộm dương tính toàn bộ “full - house” chỉ 24,3%. Ở phân nhóm viêm thận lupus có TTVMHK, tỷ lệ nhuộm fibrinogen, IgM, fibrinogen, C1q ở lòng tiểu động mạch C1q ở thành tiểu động mạch cao có ý nghĩa. Trong bệnh thận IgA: 100% có lắng đọng IgA. Ở phân nhóm bệnh thận IgA có TTVMHK, tỷ lệ nhuộm fibrinogen, IgM, C1q ở lòng tiểu động mạch cao có ý nghĩa.

Kết luận: Viêm thận lupus và bệnh thận IgA là 2 nhóm căn nguyên chính của STTTN. TTVMHK là tổn thương thường gặp trong STTTN.

Từ khóa: mô bệnh học thận, miễn dịch huỳnh quang, suy thận tiến triển nhanh, thuyên tắc vi mạch huyết khối.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Histopathology patterns and immunofluorescence findings of renal lesions in rapidly progressive renal failure patients 

Specialty:   Anatomical pathology and forensic medicine                        Code: 62720105

Ph.D. candidate: Tran Hiep Duc Thang, MD

Supervisor 1: Professor Nguyen Sao Trung, MD, PhD

Supervisor 2: Associate Professor Tran Thi Bich Huong, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Rapid progressive renal failure (RPRF), characterized by rapid loss of kidney function over a few weeks, is a clinical syndrome caused by a wide variety of diseases. Establishing the etiology diagnosis for proper therapy is essential to prevent the kidney disease progressing to end stage. Our goal was to describe the histopathology patterns and immunofluorescent findings of kidney biopsies in RPRF patients.

Objectives and Methods: A cross-sectional, descriptive, case series study was conducted at the Anatomical Pathology Department, Gia Dinh People Hospital. The study described the pathological findings of the RPRF patients’ kidney biopsies received from different hospitals of Ho Chi Minh City from January 2015 to December 2020.

Results: A total of 184 kidney biopsies were eligible in our study.

Histopathology patterns: The major cause (87.5%) was immune complex glomerulonephritis (GN). In which the most common diagnosis was lupus nephritis (62.5%), the following (20.7%) was IgA nephropathy (IgAN). Crescentic GN existed only in 13%. Other less frequent findings included pauci-immune GN (1.6%), cast nephropathy (1.1%), anti-glomerular basement membrane GN (1.1%), amyloidosis (0.5%). Thrombotic microangiopathy (TMA) was common (37.5%) in lupus and IgAN. The incidence of ischemic glomeruli (56.5%) and glomerular capillary luminal thrombi (17.4%) were significantly high in TMA.

Immunofluorescence findings: In lupus nephritis, 98% - 99% cases were positive staining with IgG and C1q, while “full - house” patterns were only observed in 24.3%. In subgroup of lupus nephritis with TMA, the ratio of positive staining was high with fibrinogen in glomerular capillaries, IgM, fibrinogen, C1q in arteriolar lumina, C1q in arteriolar walls. In IgAN, 100% showed IgA deposits. In subgroup of IgAN with TMA, the ratio of positive staining was high with fibrinogen, IgM, C1q in arteriolar lumina.

Conclusion: Lupus nephritis and IgAN were two main causes of RPRF and TMA was a common lesion in RPRF.

Keywords: Immunofluorescence, kidney histopathology, rapid progressive renal failure, thrombotic microangiopathy.

TÓM TẮT LUẬN ÁN

TOÀN VĂN LUẬN ÁN