THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang.
Chuyên ngành: Thần kinh Mã số: 62.72.01.47.
Họ và tên nghiên cứu sinh: Mai Nhật Quang.
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Anh Nhị.
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Động kinh là một trong những rối loạn thần kinh mãn tính và phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến từng cá nhân ở mọi lứa tuổi. Khoảng 50 triệu người mắc bệnh động kinh trên toàn thế giới vào năm 2016. Động kinh có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống vì sự hiện diện của chấn thương liên quan đến động kinh, người bệnh không có khả năng làm việc hoặc học tập do tác dụng không mong muốn của điều trị, các bệnh đi kèm. Bệnh phát triển thành động kinh kháng thuốc và tử vong sớm. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang. Đánh giá thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Chúng tôi sàng lọc bệnh nhân từ cộng đồng dân cư với dân số nghiên cứu 160.236 người trên địa bàn tỉnh An Giang. Thời gian thực hiện từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Bệnh nhân được sàng lọc bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có độ nhạy gần 100% và độ đặc hiệu gần 80%. Kết quả có 864 bệnh nhân động kinh thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc động kinh là 5,39/1.000 dân, tỷ lệ mắc động kinh ở nông thôn là 6,91/1.000 dân, tỷ lệ mắc động kinh ở thành thị là 4,29/1.000 dân. Nhóm tuổi mắc động kinh nhiều nhất 15-65 tuổi. Cơn động kinh toàn thể chiếm 68,2%, trong đó cơn giật cơ-co cứng-co giật chiếm 29,1%, loại cơn co cứng co giật chiếm 11,3%. Cơn động kinh cục bộ chiếm 27,4%. Khoảng trống điều trị động kinh là 39,8%, Thuốc Phenobarbital được sử dụng nhiều nhất trong điều trị chiếm 53,2%. Đơn trị liệu trong điều trị động kinh chiếm 80,9%, đa trị liệu chiếm 19,1%. Kết quả điều trị hết cơn chiếm 24,8%.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc động kinh ở tỉnh An Giang tương tự các vùng trong nước, tỷ lệ điều trị hết cơn còn thấp, Phenobarbital là thuốc điều trị chủ yếu.
Từ khóa: Tỷ lệ hiện mắc, động kinh, An Giang.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Studying characteristics of epilepsy in An Giang province.
Specialty: Neurology Code: 62720147
Ph.D. candidate: Mai Nhat Quang, MD.
Supervisor: Associate Professor Vu Anh Nhi, MD, PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City.
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Epilepsy is one of the most common and chronic neurologic disorders that may affect individuals in any age group. There were approximately 50 million people with epilepsy worldwide in 2016. Epilepsy may adversely affect the individual’s quality of life because of the presence of physical trauma related to seizures, inability to work or attend school, treatment‐emergent adverse effects, comorbid conditions, development of drug‐resistant seizures, and premature mortality. This study aimed to determine the prevalence and some characteristics of epilepsy patients in An Giang province; to evaluate the management and some factors related to epilepsy treatment in An Giang province in 2020.
Objectives and Methods: This study was designed as a population-based cross-sectional study. It was conducted from March 2019 to December 2020 in An Giang province. A screening for epilepsy was performed on 160,236 residents in An Giang province. A questionnaire was used with nearly 100% sensitivity and nearly 80% specificity. 864 subjects with epilepsy were confirmed.
Results: The prevalence of epilepsy was 5.39 per 1000 persons, the prevalence of epilepsy in rural areas and urban areas were 6.91 and 4.29 per 1000 persons, respectively. Prevalence was highest among the age group of 15-65 years old. Generalized seizure was 68.2%, myoclonic-tonic-clonic seizure was 29.1%, tonic-clonic seizure was 11.3%. Partial seizure was 27.4%. The epilepsy treatment gap was 39.8%, Phenobarbital was the most used drug with 53.2%. Single-drug pharmacotherapy was 80.9%, multiple-drug pharmacotherapy was 19.1%. Only 24.8% of patients were seizure‐free.
Conclusion: This study showed that the prevalence of epilepsy in An Giang province was similar to other regions in Vietnam. Only a few of patients were seizure‐free, Phenobarbital was the main treatment drug.
Keywords: Prevalence, epilepsy, An Giang.