Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. LÊ QUANG ĐÌNH
22/12/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án:Nghiên cứu sử dụng sóng cao tần trong điều trị nhân giáp lành tính”

Chuyên ngành: Ngoại Lồng ngực                               Mã số: 62720124

Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ QUANG ĐÌNH

Họ và tên người hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHÔI

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Đa phần bướu giáp nhân là lành tính, chỉ định điều trị khi có triệu chứng chèn ép hoặc do nhu cầu thẩm mỹ. Các phương pháp điều trị ít xâm lấn không phẫu thuật, bao gồm điều trị cắt đốt bằng sóng cao tần (RFA) đã được áp dụng rộng rãi với kết quả tốt. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả của RFA vẫn còn đang được tranh luận. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính hiệu quả và an toàn trong điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần, cũng như xác định những yếu tố liên quan đến kết quả điều trị với thời gian theo dõi hơn 2 năm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu tại một trung tâm, tiến hành với 323 nhân giáp lành tính được điều trị bằng sóng cao tần ở 242 bệnh nhân. Kỹ thuật thực hiện gây tê tại chổ, sử dụng phương pháp xuyên eo giáp và cắt đốt dịch chuyển dưới hướng dẫn siêu âm. Thăm khám và siêu âm đánh giá sau can thiệp 1, 3, 6, 12 tháng và mỗi 6 tháng. Kết quả nghiên cứu được ghi nhận là tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp (VRR), và các biến chứng, đánh giá điểm thẩm mỹ, điểm triệu chứng, và xác định yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Kết quả: Có 209 nữ và 33 nam tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình 42,4 ± 13,3 tuổi. Đường kính lớn nhất và thể tích trung bình nhân giáp là 31,7 ± 10,7mm và 9,8 ± 9,7ml. Có 6 trường hợp bị biến chứng nhẹ tự hồi phục và không có biến chúng nặng. VRR trung bình là 41,0; 56,3; 68,1; 82,1; 85,1 và 86,8% sau 1, 3, 6, 12, 18 và 24 tháng. Điểm triệu chứng và điểm thẩm mỹ cải thiện đáng kể. Mật độ mô ban đầu của nhân giáp là yếu tố liên quan đến hiệu quả RFA: nhân hỗn hợp/ưu thế dịch có VRR cao hơn so với nhân đặc. Thể tích ban đầu và mật độ mô cũng có tương quan với số lần can thiệp.

Kết luận: RFA an toàn, hiệu quả và có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị thường quy cho các nhân giáp lành tính. Cần có thêm những nghiên cứu đa trung tâm với thời gian theo dõi lâu dài để cải thiện tính an toàn và hiệu quả của RFA.

Từ khóa: Hiệu quả điều trị, nhân giáp lành tính, cắt đốt bằng sóng cao tần (RFA), tỉ lệ giảm thể tích (VRR)

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: “Use of Radiofrequency Ablation in Benign Thyroid Nodules

Specialty:                    Cardiovascular and thoracic               Code: 62720124

Ph.D. candidate:          Le Quang Dinh

Supervisor :                 Professor Nguyen Van Khoi

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Benign thyroid nodules are common, and must be treated when symptomatic or aesthetic needs. Non-surgical minimally invasive modalities, including radiofrequency ablation (RFA), have been widely used with good results. The factors related to the efficacy of RFA are still debated. This study was to evaluate the safety, efficacy and related factors of RFA in the treatment of benign thyroid nodules with follow-up data of more than 2 years.

Objectives and Methods: A prospective single-center study was conducted on 323 benign thyroid nodules in 242 patients treated with RFA. The procedure was performed under local anesthesia, using the trans-isthmic approach and the moving-shot technique under ultrasound (US) guidance. Clinical and US examinations were performed at 1, 3, 6, 12 months, and then at 6 month intervals. Study outcomes were volume reduction ratio (VRR), complications, cosmetic/symptom scores, and factors related to treatment results.

Results: There were 209 women and 33 men included in the study. The mean age was 42.4 ± 13.3 years. The median initial largest diameter and volume of nodules were 31.7 ± 10.7mm and 9.8 ± 9.7ml. Six minor complications were found and there were no major complications. The mean VRR was 41.0; 56.3; 68.1; 82.1; 85.1 and 86.8% after 1, 3, 6, 12, 18 and 24 months, respectively. A significant improvement in the cosmetic/symptom scores was observed. Initial solidity was a factor related to the efficacy: mixed/cystic nodules had higher VRR compared to solid ones. There was also a correlation between the initial solidity, size of the nodules and the number of treatments.

Conclusion: RFA is safe, effective and can be used as a routine treatment for benign thyroid nodules. More prospective multicenter studies with long-term follow-up are required to improve the safety and efficacy of RFA.

Keywords: efficacy of radiofrequency ablation, radiofrequency ablation (RFA), benign thyroid nodules, volume reduction ratio (VRR)

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN