Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. PHẠM HỒNG ĐỨC
30/01/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Thần kinh                    Mã số: 62720147

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hồng Đức

Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Anh Nhị

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cộng đồng dân cư các khu phố, nghiên cứu trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2019 đến 7/2020. Chọn mẫu cụm xác suất tỷ lệ theo cỡ mẫu, với 30 cụm trải đều trên địa bàn Quận 5.

Kết quả: Khảo sát điều tra ở 31.675 người dân ở Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 01/ 2019 đến tháng 7/2020, chúng tôi thấy: Tỷ lệ hiện mắc động kinh là 543/100.000; KTC 95%, 429 – 621/100.000. Bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm 82,1/100.000. Tỷ lệ mắc mới là 47,4/100.000/năm; KTC 95%, 23,4 – 71,3/100.000/năm. Động kinh khởi phát toàn thể chiếm 47,7%, động kinh khởi phát cục bộ chiếm 42,4%, động kinh không rõ khởi phát và không phân loại chiếm 9,9%. Tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị 81,4%, bệnh nhân bỏ điều trị là 13,4%, bệnh nhân chưa điều trị 5,2%. Thuốc chống động kinh được sử dụng nhiều là valproate và phenobarbital, carbamazepin. Tuân thủ điều trị cao 23,9%, tuân thủ điều trị trung bình 49,7%, tuân thủ điều trị thấp là 26,4%. Kết quả điều trị động kinh có 35,6% hết cơn, 50,3% thuyên giảm cơn, 14,1% ít hiệu quả hoặc hiệu quả không rõ. Động kinh đáp ứng kém với thuốc là 14,7%. Khoảng trống điều trị động kinh 18,6%.

Kết luận: Luận án đã xác định tỷ lệ hiện mắc động kinh, đặc điểm lâm sàng, thực trạng điều trị động kinh tại cộng đồng dân cư Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2019-2020.

Từ khóa: động kinh, tỷ lệ hiện mắc, tuân thủ điều trị, khoảng trống điều trị động kinh.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Research on characteristics of epilepsy in District 5, Ho Chi Minh City.

Specialty: Neurology                                                                       Code: 62720147

Ph.D. candidate: Pham Hong Duc

Supervisor: Associate Professor Vu Anh Nhi

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Research on characteristics of epilepsy in District 5, Ho Chi Minh City

Objectives and Methodology: The research focused on residential communities in District 5, Ho Chi Minh City. The research conducted  from January 2019 to July 2020.  A probability proportional sampling was used in the study with 30 clusters  in District 5.

Results: 31,675 people living in District 5, Ho Chi Minh City participated in the study, with key findings: The prevalence rate of epilepsy was 543/100,000; 95% CI, 429 – 621/100,000. Female patients of  reproductive age found for a rate of 82.1/100,000. The incidence rate was 47.4/100,000/year; 95% CI, 23.4 – 71.3/100,000/year. General-onset epilepsy accounted for 47.7%, partial-onset epilepsy accounted for 42.4%, and epilepsy of unknown onset and unclassification accounted for 9.9%. The proportion of treated epilepsy patients was 81.4%, 13.4% dropped out of treatment, and 5.2% of untreated patients. The most commonly used antiepileptic drugs was valproate, phenobarbital, and carbamazepine. Patients with high treatment adherence was 23.9%, average treatment adherence was 49.7%, and low treatment adherence was 26.4%. The treatment outcomes of epilespy included 35.6% seizure freedom, 50.3% seizure remission, and 14.1% little effectiveness or unknown effectiveness. 14.7% of epilepsy responds poorly to drugs. The epilepsy treatment gap was 18.6%.

Conclusion: The  dissertation has determined the prevalence of epilepsy, clinical characteristics, and the epilepsy treatment status in the residential communities of District 5, Ho Chi Minh City, between 2019 and 2020.

Keywords: epilepsy, prevalence, treatment adherence, epilepsy treatment gap

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN