Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN TẤT ĐẠT
31/01/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Các thay đổi tim mạch – chuyển hóa trên bệnh nhân sau ghép thận

Chuyên ngành: Nội khoa. Mã số: 9720107.

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Tất Đạt.

Họ và tên người hướng dẫn:

  • Người hướng dẫn chính: PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí
  • Người hướng dẫn phụ: PGS.TS.BS Hoàng Văn Sỹ

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Ghép thận được xem là phương pháp điều trị thay thế thận cho những bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) hiệu quả hơn so với thận nhân tạo. Tầm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch là mục tiêu quan trọng để đảm bảo thành công lâu dài ghép thận. Các yếu tố bao gồm: tăng huyết áp, phì đại thất trái, béo phì, đái tháo đường khởi phát sau ghép và rối loạn lipid máu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. BN BTMGĐC được ghép thận từ năm 2014 đến năm 2017 và hiện đang được theo dõi tại phòng khám ghép thận Bệnh viện Chợ Rẫy. Hồi cứu hồ sơ trước và sau ghép thận: đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm tim, thuốc điều trị.

Kết quả: Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 có 296 BN được ghép thận và tái khám. Tỉ lệ THA hồi phục sau ghép trên 239 BN là 19,25%; tỉ lệ THA khởi phát sau ghép là 65,71% (trên 35 BN không THA trước ghép). ĐTĐ khởi phát sau ghép là 5,4%; tuổi từ trên 50 tăng 8,36 lần, BMI từ trên 23 tăng 3,24 lần nguy cơ (p < 0,05). Nhóm BN điều trị với cyclosporine có cholesterol toàn phần, triglyceride, đường huyết đói cao hơn và HDL-C thấp hơn nhóm BN điều trị với tacrolimus. Sự thoái triển phì đại thất trái sau ghép liên quan giới tính, BMI và điều trị huyết áp trước ghép (p < 0,05).

Kết luận: THA khởi phát sau ghép trên BN không THA trước ghép là phổ biến. Điều trị với tacrolimus hạn chế các rối loạn chuyển hoá sau ghép so với cyclosporine. BN tuổi từ trên 50 và BMI từ trên 23 có nguy cơ cao mắc đái tháo đường mới khởi phát sau ghép.

Từ khóa: ghép thận, tăng huyết áp, phì đại thất trái, đái tháo đường mới khởi phát, rối loạn lipid máu, cyclosporine, tacrolimus.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Cardiovascular-metabolic changes in patients after kidney transplant

Specialty: Medical. Code: 9720107

Ph.D. candidate: Nguyen Tat Dat

Supervisor 1: Associate Professor Ho Huynh Quang Tri

Supervisor 2: Associate Professor Hoang Van Sy

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Kidney transplantation is considered a superior treatment for end-stage chronic kidney disease compared to hemodialysis. Screening and treatment cardiovascular risk factors is crucial for long-term transplant outcomes, with identified risk factors including hypertension, left ventricular hypertrophy, obesity, post-transplant diabetes mellitus, and dyslipidemia.

Objectives and Methods: A retrospective cohort study was conducted. The patient with end-stage CKD got kidney transplant from 2014 to 2017 and had been re-examined at the kidney transplant clinic of Cho Ray Hospital. The study involved a review of pre and post-transplant medical records, including clinical characteristics, blood tests, echocardiography, and medication.

Results: From January 2014 to December 2017, 296 patients received kidney transplants and re-examination. Hypertension recovery post-transplant occurred in 19.25% of 239 patients, while post-transplant onset hypertension was observed in 65.71% of 35 patients without pre-transplant hypertension. Post-transplant onset diabetes was 5.4%, with age over 50 increased the risk by 8.36 times, BMI over 23 increased the risk by 3.24 times (p < 0.05). Treatment with cyclosporine resulted in higher total cholesterol, triglycerides, fasting plasma glucose, and lower HDL-C than treatment with tacrolimus. The regression of left ventricular hypertrophy after transplantation was related to gender, BMI and pre-transplant blood pressure treatment (p < 0.05).

Conclusion: Post-transplant onset hypertension in patients without pre-transplant hypertension is common. Tacrolimus treatment appears to reduce post-transplant metabolic disorders compared to cyclosporine. Individuals aged over 50 and BMI over 23 are high risk of developing new-onset diabetes after transplantation.

Keywords: Kidney transplant, hypertension, left ventricular hypertrophy, new-onset diabetes, cyclosporine, tacrolimus

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN