THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Đặc điểm hình thái nhô xương ổ hai hàm, hiệu quả điều trị của phương pháp Dây thẳng và phương pháp Biocreative.
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 9720501
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Như Trung
Họ và tên người hướng dẫn:
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Mỗi chủng tộc có thể có hình thái sọ-mặt-răng và xương ổ khác nhau. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khảo sát các đặc điểm này trên người Việt nhô xương ổ hai hàm với kiểu mặt đa dạng và cỡ mẫu lớn. Có nhiều nghiên cứu về cơ học đóng khoảng theo phương pháp Dây thẳng và Biocreative để đánh giá các di chuyển răng, cũng như những thay đổi về hình thái xương ổ sau kéo lui nguyên khối. Nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị giữa phương pháp Dây thẳng và Biocreative.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang (trong giai đoạn 1 với 130 bệnh nhân) và nghiên cứu ứng dụng lâm sàng ngẫu nhiên, so sánh hai nhóm (trong giai đoạn 2 với 36 bệnh nhân).
Kết quả: Các răng cửa trên và dưới đều nhô và chìa ra trước với góc liên trục răng cửa trung bình 112,1 ± 6,9o. Có sự khác biệt về hình thái xương ổ giữa hai giới cũng như giữa kiểu mặt dài và mặt trung bình. Sau đóng khoảng, răng cửa chủ yếu di chuyển nghiêng răng có kiểm soát nhưng nhóm Biocreative có chân răng cửa nghiêng trong nhiều hơn. Chiều dày và diện tích xương ổ mặt ngoài ở S3 trong phương pháp Biocreative tăng hơn Dây thẳng.
Kết luận: Người nhô xương ổ hai hàm có đặc điểm: XHT, XHD bình thường nhưng răng cửa trên và dưới đều nhô và chìa ra trước. Chiều dày xương ổ mặt ngoài mỏng nhất ở phần ba giữa và dày nhất ở phần ba chóp chân răng. Cả hai phương pháp Dây thẳng và Biocreative đều có thể kéo lui các răng trước với khả năng kiểm soát torque tốt, kiểm soát chiều dọc và neo chặn trong quá trình điều trị.
Từ khóa: Nhô xương ổ hai hàm, Dây thẳng, Biocreative, hình thái xương ổ
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Assessment of Morphological Characteristics and Treatment Efficacy using Straight Wire and Biocreative Methods in Bimaxillary Alveolar Protrusion
Specialty: Odonto-Stomatology Code: 9720501
Ph.D. candidate: Nguyen Nhu Trung
Supervisor 1: Associate Professor Tran Xuan Vinh
Supervisor 2: Associate Professor Pham Anh Vu Thuy
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Various races can exhibit distinct dental-facial and alveolar morphology. However, there is a lack of research on these features in Vietnamese individuals with bimaxillary protrusion, considering diverse facial shapes and substantial sample sizes. While several studies have explored the mechanics of space closure using the Straight Wire and Biocreative methods to assess tooth movements and changes in alveolar bone morphology after en-mass retraction, there is currently no research comparing the treatment effectiveness between the Straight Wire and Biocreative methods.
Objectives and Methods: We conducted a cross-sectional descriptive study in phase 1, involving 130 patients. Subsequently, in phase 2, we implemented a randomized clinical application study comparing two groups, consisting of 36 patients.
Results: The upper and lower incisors displayed both protrusive and forward projection, with an average interincisor angulation of 112.1 ± 6.9o. Variations in alveolar bone morphology were noted between genders and among individuals with long and normal face types. After space closure, the incisors predominantly underwent controlled tipping movement, yet the Biocreative group exhibited a more pronounced lingual tipping movement of incisor roots. Additionally, the thickness and area of the labial alveolar bone at S3 increased more in the Biocreative method compared to the Straight Wire method.
Conclusion: In conclusion, individuals with bimaxillary protrusion exhibited the following characteristics: a normal maxillary and mandible, but protrusion and forward projection of both upper and lower incisors. The buccal alveolar bone thickness was thinnest in the middle third and thickest in the apical third of the tooth root. Both the Straight Wire and Biocreative methods demonstrated effective retraction of anterior teeth with good torque control, vertical control, and anchorage during treatment.
Keywords: Bimaxillary protrusion, Straight wire, Biocreative, alveolar bone morphology