THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý và điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter ở người cao tuổi”.
Chuyên ngành: Nội Tim Mạch Mã số: 62720141
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lương Cao Sơn
Họ và tên người hướng dẫn: GS.TS.BS Đặng Vạn Phước – TS.BS Tôn Thất Minh
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) thường gặp trong dân số chung và người cao tuổi (NCT). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả và đánh giá các đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý học khác biệt của loại bệnh lý này ở NCT Việt Nam, tỉ lệ thành công, tái phát, biến chứng khi cắt đốt NNKPTT bằng năng lượng sóng có tần số radio qua cetheter ở NCT trong thời gian theo dõi 6 tháng so sánh với nhóm người trẻ hơn
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả tiến cưu bao gồm tất cả NCT (≥60 tuổi) nhập viện tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020 có chẩn đoán xác định NNKPTT lần đầu hoặc tái phát, đồng ý thăm dò và cắt đốt điện sinh lý tim, so sánh với nhóm bệnh nhân trẻ hơn (<60 tuổi).
- Kết quả: Trong thời gian 48 tháng, nghiên cứu thu nhận 107 BN ≥60 tuổi được chẩn đoán NNKPTT và 302 BN <60 tuổi là nhóm so sánh. Cơ chế chủ yếu của NNKPTT ở NCT là nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (NNVLNNT) chiếm 67,2% và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất (NNVLNT) chiếm 32,8%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) khi so sánh với nhóm BN trẻ hơn. Tỉ lệ thành công chung khi cắt đốt NNKPTT ở NCT là 97,2%, trong đó NNVLNNT là 100% cao hơn NNVLNT là 91,7%, p=0,034. Tỉ lệ tái phát trong thời gian theo dõi 6 tháng là 0,9%. Tỉ lệ biến chứng chung là 2,8%, đều là biến chứng nhẹ và không để lại di chứng hay tử vong. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thành công, tái phát và biến chứng khi so sánh với nhóm người trẻ hơn. Tuy nhiên, thời gian thủ thuật và thời gian chiếu tia dài hơn có ý nghĩa ở nhóm NCT so với nhóm người trẻ hơn.
- Kết luận: Mặc dù khó khăn hơn, cắt đốt NNKPTT ở NCT có hiệu quả và an toàn tương tự người trẻ, do đó không nên xem tuổi là yếu tố cản trở quyết định điều trị.
Từ khóa: Nhịp nhanh kịch phát trên thất, người cao tuổi, điện sinh lý tim, cắt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D.Dissertation title: “Clinical features, electrophysiological characteristics and results of radiofrequency catheter ablation of paroxysmal supraventricular tachycardia in the elderly”
Specialty: Cardiology Code: 62720141
Ph.D. candidate: Luong Cao Son, MD
Supervisor 1: Professor Dang Van Phuoc, MD, PhD
Supervisor 2: Ton That Minh, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
- Background: Paroxysmal supraventricular tachycardia (PSVT) is a common arrhythmic condition in the general and geriatric populations. This study is a 6-month analysis of PSVT in patients who underwent radiofrequency catheter ablation (RFCA). The study described clinical characteristics, electrophysiological features in Vietnamese geriatric patients and compared geriatric and non-geriatric patients regarding success, recurrence and complication rates.
- Objectives and Methods: This prospective descriptive study included geriatric patients (≥60 years old) who had a confirmed diagnosis of PSVT, first episode or recurrence, and underwent RFCA. The participants were admitted to the University Medical Center at Ho Chi Minh City between January 2017 and December 2020. The patients were followed up for 6 months post-discharge. The data and clinical findings of the geriatric group were compared to the non-geriatric patient group (<60 years old).
- Results: The study enrolled 107 geriatric patients who underwent RFCA and 302 patients aged <60 as the comparison group over a 48-months. The primary mechanism of PSVT in the geriatric group was atrioventricular nodal reentry tachycardia (AVNRT), accounting for 67.2%, and atrioventricular re-entry tachycardia (AVRT) accounting for 32.8%. Meanwhile, in non-geriatric group, the distribution between AVRT and AVNRT was more equal. This difference between two groups was statistically significant. The overall resolution of PSVT rate of geriatric patients who underwent RFCA was 97.2%. Those with underlying AVNRT achieved 100% success rate, while those with AVRT achieved 91.7% (p=0.034). Over the 6-month post-discharge, the relapse rate of PSVT in the geriatric population was 0.9%, and the complication rate was 2.8%. All complications were assessed as mild and without sequelae or mortality. No statistically significant differences were observed in success rate, relapse, and complications when compared to the non-geriatric group. Of clinical noteworthiness, procedural and fluoroscopy times were substantially longer in the geriatric group.
- Conclusion: Despite some potential challenges, RFCA demonstrates comparable efficacy and safety in geriatric and non-geriatric patients. Therefore, age should not be considered a preventive factor in the treatment of PSVT with RFCA.
Keywords: Paroxysmal supraventricular tachycardia, geriatric, elderly, cardiac electrophysiology, radiofrequency catheter ablation