THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “so sánh kết quả chuyển dây chằng quạ cùng với kết quả tái tạo dây chằng quạ đòn trong điều trị khớp cùng đòn”
Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Mã số: 62720129
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Tuấn
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.BS. Lê Chí Dũng
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Phẫu thuật cho các trường hợp TKCĐ độ III, IV, V, VI là một thách thức, hiện chưa có tiêu chuẩn vàng. Chúng tôi thực nghiệm đo sức mạnh của mảnh ghép 2 gân gan tay dài lấy từ xác tươi đông lạnh; và nghiên cứu so sánh kết quả điều trị của tái tạo dây chằng QĐ theo giải phẫu bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân, với tái tạo không theo giải phẫu bằng chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ. Từ đó, nhằm góp phần đưa ra được định hướng chỉ định của mỗi loại kỹ thuật cho từng trường hợp TKCĐ cụ thể
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm với 40 gân gan tay dài từ 20 xác tươi, tạo thành 20 mảnh ghép gân; được đo sức căng mảnh ghép bằng máy kéo nén Testometric.
Nghiên cứu lâm sàng với 51 ca TKCĐ được chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ, và 51 ca TKCĐ được tái tạo dây chằng QĐ theo giải phẫu bằng mảnh ghép 2 gân gan tay dài tự thân. So sánh kết quả phục hồi giải phẩu, kết quả phục hồi chức năng, và khảo sát các biến chứng.
- Kết quả: Thực nghiệm trên xác tươi: mảnh ghép 2 gân gan tay dài: chiều dài: 168,5mm ±15,5mm; đường kính: 3,2mm ±0,4mm; sức chịu lực tải tối đa: 559,4 ±169,1N.
Đối với độ III: Về phục hồi chức năng: VAS của 2 kỹ thuật không có sự khác biệt; điểm Constant của tái tạo dây chằng QĐ cao không đáng kể, dù khác biệt có ý nghĩa thống kê. Về phục hồi giải phẫu: trong mặt phẳng trán: tỉ lệ khớp di lệch thứ phát không khác nhau; trong mặt phẳng ngang: không khác biệt tỉ lệ di lệch thứ phát.
Đối với độ V: Về phục hồi chức năng: VAS của 2 kỹ thuật không khác biệt; điểm Constant của 2 kỹ thuật không khác biệt. Về phục hồi giải phẫu: mặt phẳng trán: tỉ lệ di lệch thứ phát của chuyển dây chằng cao hơn hẳn; mặt phẳng ngang: không khác biệt tỉ lệ di lệch thứ phát.
Các biến chứng: đinh gãy, di lệch; gãy xương đòn; thoái hóa khớp CĐ; cốt hóa dây chằng QĐ.
- Kết luận: Mảnh ghép 2 gân gan tay dài đủ điều kiện để dùng tái tạo dây chằng QĐ. Đối với độ III, cả 2 phương pháp cho kết quả tương đương. Đối với độ V, tái tạo dây chằng QĐ cho kết quả phục hồi chức năng tương đương, nhưng tốt hơn chuyển dây chằng QC về phục hồi giải phẫu trong mặt phẳng trán. Các biến chứng xảy ra ra ở chuyển dây chằng QC cao hơn
Từ khóa: trật khớp cùng đòn; chuyển dây chằng quạ cùng; tái tạo dây chằng quạ đòn.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: “The results comparison of the anatomical coracoclavicular ligaments reconstruction using two-palmaris longus tendons autograft versus the coracoacromial ligament transfer in acromioclavicular joint dislocation treatment”
Specialty: Orthopaedics and Reconstruction Code: 62720129
Ph.D. candidate: Nguyen Ngoc Tuan
Supervisor: Associate Professor Le Chi Dung,MD,PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Surgery treatment for acromioclavicular (AC) joint dislocation Rockwood type III, IV, V is a difficult challenge, there has been no surgical technique’s gold standard. A frozen cadaveric study with two-palmaris longus tendon autografts tested their strength would be done; and clinical study would compare the results of the anatomical coracoclavicular (CC) ligaments reconstruction using two-palmaris longus tendons autograft versus the coracoacromial (CA) ligament transfer. Purposefully, the indications of each technique were defined.
Objectives and Methods: Cadaveric study: 20 two-palmaris longus tendons autografts, made of 40 palmaris longus tendons of 20 fresh- frozen cadavers, were tested for strength by a Testometric machine. Clinical study: 51 cases of the anatomical CC ligaments reconstruction using two-palmaris longus tendons autograft versus 51 cases of the CA ligament transfer. The functional outcomes and anatomic outcomes were compared, as well as the complications were reported.
Results: Cadaveric study: the autograft was 168.5±15.5mm in length; diameter was 3.2mm ±0.4mm; the ultimate load to failure was 559.4 ±169.1N.
For grade III: functional outcomes: Visual Analogue Scale (VAS) of 2 techniques was no significant difference. Constant score of CC ligament reconstruction was slightly higher, statistically. Anatomic outcomes: in the frontal plane, the rate of lost reduction was no significant difference; in the horizontal plane, the rate of lost reduction was also no significant difference.
For grade V: functional outcomes: VAS of 2 techniques was no significant difference. Constant score was no difference, significant statistically. Anatomic outcomes: in the frontal plane, the rate of lost reduction was much higher, significant statistically; in the horizontal plane, the rate of lost reduction was also no significant difference. Complications were Kirschner wire breaking, clavicle fracture, AC joint osteoarthritis, CC ligament ossification.
Conclusion: two-palmaris longus tendon autograft was suitable for CC ligament reconstruction. For grade III, 2 techniques resulted in the same outcomes. For grade V, CC ligaments reconstruction had equivalent functional outcomes, but better anatomic outcomes in the frontal plane. Complications rate was higher for CA ligament transfer.
Keywords: AC joint dislocation; CA ligament transfer; CC ligament reconstruction