Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN VĂN LÀNH
28/02/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tỷ lệ đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật Phaco và kết quả điều trị đục bao sau bằng Laser Nd:YAG”

Chuyên ngành: Nhãn khoa               Mã số: 62720157

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Lành

Họ và tên người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Công Kiệt

                                                  2. TS. Trần Kế Tổ

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

- Đặt vấn đề: Đục bao sau thể thủy tinh là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật phaco điều trị đục thể thủy tinh. Laser Nd:YAG đã được ứng dụng từ lâu như phương pháp chủ yếu điều trị đục bao sau thể thủy tinh. Việc đánh giá tỷ lệ đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật phaco trong dài hạn cùng với hiệu quả điều trị đục bao sau bằng laser Nd:YAG trong dân số là rất cần thiết.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, có can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Mẫu gồm 720 mắt của 473 bệnh nhân phẫu thuật thể thủy tinh bằng phương pháp phaco đặt kính nội nhãn, với mục tiêu xác định tỷ lệ đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật phaco trong dài hạn, xác định một số yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật phaco liên quan đến tình trạng đục bao sau thể thủy tinh và phân tích tính hiệu quả và tính an toàn của thủ thuật mở bao sau thể thủy tinh bằng laser Nd:YAG, với thời gian theo dõi là 5 năm.

- Kết quả: Tỷ lệ đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật phaco ở thời điểm 60 tháng sau phẫu thuật là 10%; tỷ lệ này ở các nhóm đục thể thủy tinh liên quan đến tuổi già, chấn thương, viêm màng bồ đào và corticoids lần lượt là 5,5% - 78,6% - 61,5% và 26,1%. Nguy cơ đục bao sau ở tuổi ≤ 40 tăng 10,8 lần; ở bệnh nhân có bệnh nền ĐTĐ tăng 4,6 lần; ở các nhóm bệnh nhân đục liên quan chấn thương tăng 35,9 lần; liên quan VMBĐ tăng 13,1 lần và ở bệnh nhân có bệnh lý đáy mắt tăng 3,8 lần. Trong đục thể thủy tinh do tuổi già, nguy cơ đục bao sau ở nhóm có bệnh nền ĐTĐ tăng 6,1 lần và ở nhóm có bệnh lý đáy mắt tăng 4,3 lần. Trên 72 mắt điều trị đục bao sau bằng laser Nd:YAG, thị lực logMAR trung bình trước điều trị đục bao sau bằng laser Nd:YAG là 0,49 ± 0,41 (3/10 hệ thập phân), sau điều trị 3 tháng là 0,09 ± 0,20 (7/10-8/10 hệ thập phân). Sau điều trị 3 tháng, số dòng thị lực cải thiện là 4,3 ± 1,9 dòng. Tỷ lệ thành công điều trị là 98,6%. Mở bao sau sớm ở độ 1 có tỷ lệ biến chứng thấp nhất. Tỷ lệ chạm kính nhân tạo là 6,9% (60% gặp ở đục độ 3). Tỷ lệ phù hoàng điểm dạng nang là 4,2%.

- Kết luận: Đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật phaco là biến chứng khá thường gặp. Laser Nd:YAG là phương pháp điều trị đục bao sau tương đối an toàn và hiệu quả. Cần định kỳ theo dõi hậu phẫu bệnh nhân phẫu thuật phaco và can thiệp điều trị đục bao sau sớm để cải thiện thị lực và hạn chế biến chứng cho bệnh nhân.

Từ khóa: đục bao sau, đục thể thủy tinh, laser Nd:YAG, phẫu thuật phaco, yếu tố nguy cơ

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: “The prevalence of posterior capsular opacification after phaco surgery and the treatment results of posterior capsular opacification with laser Nd:YAG”

Specialty: Ophthalmology.    Code: 62 72 01 57

Ph.D. candidate: Nguyen Van Lanh

Supervisor 1: Associate Professor Nguyen Cong Kiet, M.D., Ph.D.

Supervisor 2: Tran Ke To, M.D., Ph.D.

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

- Background: Posterior capsular opacification (PCO) is a common complication after phaco surgery treating cataract. Laser Nd:YAG has been used for so long as primary treatment for PCO. Therefore, it is necessary to evaluate the prevalence of PCO in long term as well as the safety and efficacy of laser Nd:YAG in treating PCO.

- Objectives and Methods: Our study was an interventional study on 720 eyes of 473 patients undergoing phaco surgery with intraocular lens implanted for cataract treatment, with the main purpose being to determine the long-term prevalence of PCO after phaco surgery as well as pre-surgery risk factors and to determine the safety and efficacy of posterior capsulotomy with laser Nd:YAG. The follow-up time was 5 years.

- Results: The prevalence of PCO after phaco surgery after 5 years of folow-up was 10%; the prevalence of PCO of senile cataract and secondary cataract after trauma, uveitis and glaucoma were, in order, 5.5% - 78.6% - 61.5% và 26.1%. Age ≤ 40, presence of diabetes mellitus, secondary cataract after trauma and uveitis and presence of retinal diseases increased the risk of PCO with OR being, in order, 10.0 – 4.6 – 35.9 – 13.1 and 3.8. In senile cataract subgroup, presence of diabetes mellitus and retinal diseases increased the risk of posterior capsular opacification with OR being, in order, 6.1 and 4.3. On 72 eyes treating PCO with laser Nd:YAG, mean logMAR visual acuity before treatment was 0.49 ± 0.41 (3/10 equivalent) and 3 months after treatment was 0.09 ± 0.20 (7/10-8/10 equivalent); at 3 months post-treatment, mean increase of visual acuity was 4.3 ± 1.9 lines. The prevalence of treatment success was 98.6%. Early laser capsulotomy at grade 1 PCO resulted in lowest complication rate. The prevalence of intraocular lenses damage was 6.9% (60% occurred in grade 3 PCO). The prevalence of cystoid macular edema was 4.2%.

- Conclusion: Posterior capsular opacification is a relatively common complication after phaco surgery for treating cataract. Laser Nd:YAG appears to be a safe and efficient treatment for PCO. Early treatment of PCO may help prevent complications and improve visual acuity, therefore frequent follow-up checks after surgery are necessary.

Keywords: cataract, laser Nd:YAG, phaco surgery, posterior capsular opacification, risk factor.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN