THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Tiêu chuẩn hóa cao chiết từ cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees)
Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất Mã số: 62720410
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lữ Thị Kim Chi
Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. Vĩnh Định & PGS. TS. Phan Thanh Dũng
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, Acanthaceae) là dược liệu phổ biến tại Việt Nam và có nhiều chế phẩm đã lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn chung cho cao chiết dược liệu nhằm kiểm soát chất lượng. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chiết xuất, thử tác dụng sinh học và xây dựng quy trình định lượng các chất đánh dấu từ dược liệu, đồng thời thiết lập chất đối chiếu và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho cao chiết dược liệu Xuyên tâm liên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu được chiết nóng với methanol 70 %. Phân lập cao chiết bằng phương pháp kết tinh, sắc ký cột silica gel và sắc ký điều chế để thu được các chất tinh khiết. Chất phân lập được xác định cấu trúc bằng phổ UV, IR, MS và NMR, sau đó thử tác dụng sinh học in silico và in vitro. Thiết lập chất đối chiếu theo hướng dẫn của WHO và ASEAN. Xây dựng quy trình định lượng đồng thời các diterpen lacton trong dược liệu bằng HPLC và CE, áp dụng cho 3 mẫu thu hái tại Đồng Nai, Đồng Tháp và Phú Yên. Điều chế, định lượng và thử tác dụng in vitro kháng ung thư cao Xuyên tâm liên bằng phương pháp MTT trên dòng tế bào MDA. Đưa ra dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho cao chiết.
Kết quả: 6 diterpen lacton đã được phân lập, gồm andrographolid (1), 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid (2), neoandrographolid (3), andrograpanin (4), 14-deoxyandro graphisid (5), 14-deoxy,11,12-didehydroandrographisid (6), trong đó 4 chất chính (1-4) được thử tác dụng in silico và in vitro. Hoàn chỉnh thiết lập 2 chất đối chiếu, là 1 (98,03 %) và 2 (96,51 %). Các quy trình định lượng đồng thời diterpen lacton bằng HPLC và CE được xây dựng đạt yêu cầu thẩm định theo ICH. Mẫu dược liệu tại Đồng Nai có tổng hàm lượng diterpen lacton cao nhất (» 7 %). Hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cao Xuyên tâm liên. Cao chiết có hàm lượng các diterpen lacton đạt 26,62 % và cho tác dụng kháng ung thư trên dòng MDA với IC50 = 69,64 mcg/ml.
Kết luận: Đề tài đã phân lập 6 diterpen lacton từ Xuyên tâm liên, trong đó đã thiết lập được 2 chất đối chiếu. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời bằng 2 phương pháp HPLC và CE. Hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn cao chiết. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào cho thấy cao Xuyên tâm liên có tiềm năng làm thuốc kháng ung thư.
Từ khóa: Andrographis paniculata, Xuyên tâm liên, diterpen lacton, HPLC, CE
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Standardization of extract from green chiretta (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees).
Specialty: Drug quality control – Toxicology Code: 62720406
Ph.D. candidate: Lu Thi Kim Chi
Supervisor 1: Associate Professor Vinh Dinh, PhD.
Supervisor 2: Associate Professor Phan Thanh Dung, PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Green chiretta (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, Acanthaceae - AP) is a common herb in Vietnam with many products available on the market. However, no standard was established for quality control of AP extract. This study aimed to extract, evaluate biological effects and develop quantitative methods for AP herb, concurrently establish reference standards and propose an in-house standard for AP extract.
Objectives and Methods: AP herb were hot extracted with methanol 70 %. The extract was separated by cold recrystallization, column chromatography with silica gel and preparative HPLC to obtain pure compounds. The structure of isolates were confirmed by UV, IR, MS, and NMR spectroscopy. Markers were tested in silico and in vitro biological effects. Reference standards were established following WHO and ASEAN guidelines. Quantitative determination methods using HPLC and CE were developed and validated to analyze AP herb harvested in Dong Nai, Dong Thap and Phu Yen. AP extracts were prepared, quantitative analyzed and tested for in vitro cytotoxicity effect by using MTT assay on MDA cells. Quality standard for AP extracts was proposed.
Results: Six diterpene lactones were isolated, namely andrographolide (1), 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolide (2), neoandrographolide (3), andrograpanin (4), 14-deoxyandrographiside (5), 14-deoxy,11,12-didehydroandrographiside (6). Four main compounds (1-4) were further studied in silico and in vitro biological effects. Two compounds, 1 and 2, were used to establish the reference standard with the purity of 98.03 % and 96.51 %, successively. HPLC and CE quantitative methods for simultaneous determination of diterpene lactones met all requirements of ICH guidelines. Quantitation data showed that AP herbs from Dong Nai had the highest total diterpene lactone content (» 7 %). An in-house standard for AP extract were proposed. Prepared AP extract had the total diterpene lactone contents of 26.62 % and showed the cytotoxicity effect on MDA cells with IC50 = 69.64 mcg/ml.
Conclusion: This study had isolated six diterpene lactones from AP herb, two of which were used to establish reference standards. HPLC and CE quantitative methods was well developed and validated. Standard for AP extract was established. The AP extract showed the cytotoxicity effect which could be considered a potential anti-cancer drug .
Keywords: Andrographis paniculata, green chiretta, diterpene lactone, HPLC, CE