Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN TRỌNG HIỀN
11/06/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận từ người hiến sau khi chết

Chuyên ngành: Ngoại Thận và Tiết Niệu                                        .Mã số: 62720126

Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN TRỌNG HIỀN

Họ và tên người hướng dẫn:

  • Người hướng dẫn chính: GS.TS.BS. TRẦN NGỌC SINH
  • Người hướng dẫn phụ: PGS.TS.BS. THÁI MINH SÂM

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

                               TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN                              

Đặt vấn đề: Ghép thận (GT) từ người hiến tạng (NHT) sau khi chết trở thành xu hướng để phát triển GT trên thế giới khi nguồn tạng hiến từ NHT sống bị giới hạn. Việc mở rộng này thu được kết quả khả quan từ các nghiên cứu của các quốc gia. Trong điều kiện cụ thể tại nước ta vẫn còn là vấn đề mà các trung tâm ghép đang nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này để trả lời câu hỏi: “Ghép thận từ người hiến tạng sau khi chết tại bệnh viện Chợ Rẫy có kết quả như thế nào?”

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, tất cả bệnh nhân nhận thận (BNNT) từ NHT sau khi chết và được theo dõi sau ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2008 đến tháng 12/2021 tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Kết quả: Nghiên cứu có 23 NHT chết não với 43 BNNT, và 4 NHT chết tuần hoàn, với 8 BNNT.  NHT chết não và chết tuần hoàn có trung vị (TV) tuổi 36, và 65. BNNT từ NHT chết não và chết tuần hoàn có TV tuổi là 36, và 45, TV thời gian chờ ghép của 2 nhóm là 38,7 và 57 tháng. Trên hai nhóm BNNT, TV thời gian thiếu máu lạnh là 5,1 và 10,5 giờ, TV thời gian thiếu máu ấm là 38 và 41,5 phút. Riêng nhóm BNNT từ NHT chết tuần hoàn có TV thời gian thiếu máu nóng là 11 phút. Biến chứng trì hoãn chức năng thận ghép trên 2 nhóm BNNT là 17,4% và 75%. TV Creatinine huyết thanh lúc ra viện và 12 tháng sau ghép trên 2 nhóm BNNT là 1,2; 2,7 và 1,2; 2,3 mg%. TV mức lọc cầu thận ước đoán lúc ra viện và 12 tháng là 63,1; 30,9 và 69,5; 36,7 ml/phút/1,73 m2 da. BNNT từ NHT chết não có t lệ sống còn chung thận ghép tại thời điểm 1, 5, và 10 năm là 100%, 94,8%, và 91,2%, và t lệ sống còn bệnh nhân 100%, 97,1%, và 97,1%. BNNT từ NHT chết tuần hoàn có t lệ sống còn chung thận ghép tại thời điểm 1, 5, và 8 năm là 75%, 62,5% và 46,9%. Đóng góp của NHT sau khi chết vào nguồn thận hiến tại bệnh viện Chợ Rẫy là 6,8%.

Kết luận: GT từ NHT từ NHT chết não có kết quả tốt, GT từ NHT chết tuần hoàn cho kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, nghiên cứu cần tiếp tục thực hiện trên số lượng NHT và BNNT nhiều hơn, từ đó mở rộng nguồn thận hiến từ NHT sau khi chết, tạo cơ hôi cho các bệnh nhân.

Từ khóa: người hiến tạng sau khi chết, người hiến tạng chết não, người hiến tạng chết tuần hoàn, ghép thận, trì hoãn chức năng thận ghép

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Evaluation of kidney transplantation results from deceased donors

Specialty:        Surgery of Nephrology and Urology                                      Code: 62720126

Ph.D. candidate: NGUYEN TRONG HIEN

  • Supervisor 1: PROF. DR. TRAN NGOC SINH
  • Supervisor 2: ASSOC. PROF. DR. THAI MINH SAM

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

 

Background: Kidney transplantation (KT) from deceased donors (DD) has become a global trend to develop KT due to the limited availability of organs from living donors. This expansion has yielded promising results from studies in various countries. However, in our country, this remains a topic of ongoing research by transplant centers. The objective of this study is to answer the question: "What are the results of kidney transplantation from deceased donors at Cho Ray Hospital?"

Objectives and Methods: This descriptive case series study includes all kidney transplant recipients (KTR) from deceased donors who were followed up post-transplantation at Cho Ray Hospital. The study period spans from April 2008 to December 2021.

Results: The study involved 23 brain-dead donors or donation after brain death (DBD) with 43 KTRs, and 4 circulatory-dead donors or donation after circulatory death (DCD) with 8 KTRs. The median age of DBD and DCD was 36 and 65, respectively. The median age of KTRs from DBD and DCD was 36 and 45, respectively, with a median waiting time for transplantation of 38.7 and 57 months for the two groups. Among the KTRs, the median cold ischemia time was 5.1 and 10.5 hours, and the median warm ischemia time was 38 and 41.5 minutes. For the DCD group, the median warm ischemia time was 11 minutes. The incidence of delayed graft function in the two groups of KTRs was 17.4% and 75%. The median serum creatinine levels at discharge and 12 months post-transplantation in the two groups were 1.2; 2.7 and 1.2; 2.3 mg%. The median estimated glomerular filtration rate at discharge and 12 months was 63.1; 30.9 and 69.5; 36.7 ml/min/1.73 m². The overall graft survival rates at 1, 5, and 10 years for KTRs from DBD were 100%, 94.8%, and 91.2%, and the patient survival rates were 100%, 97.1%, and 97.1%. For KTRs from DCD, the overall graft survival rates at 1, 5, and 8 years were 75%, 62.5%, and 46.9%. The contribution of deceased donors to the kidney donor pool at Cho Ray Hospital is 6.8%.

Conclusion: KT from DBD shows good outcomes, while KT from DCD yields relatively promising results. However, further studies with a larger number of donors and KTRs are needed to expand the deceased donor kidney pool, thereby providing more opportunities for patients.

Keywords: deceased donors, brain-dead donors, donation after brain death, circulatory-dead donors, donation after circulatory death, kidney transplantation, delayed graft function

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN