THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Đánh giá chẩn đoán và điều trị viêm thận bể thận sinh khí tại bệnh viện Chợ Rẫy”
Chuyên ngành: Ngoại thận và Tiết niệu Mã số: 62720126
Họ và tên nghiên cứu sinh: VŨ ĐỨC HUY
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.BS. NGÔ XUÂN THÁI
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Viêm thận bể thận sinh khí (VTBTSK) là một tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng, phức tạp, có hoại tử nhu mô thận với nguy cơ tử vong cao.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu 176 trường hợp VTBTSK nhập viện điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2011 đến 12/2019.
- Kết quả: Tuổi trung bình là 59,05 ± 12,71 tuổi. Nữ giới chiếm 81,2%. Tỉ lệ đái tháo đường đi kèm là 72,2%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng/ đau hông lưng (94,3%) và sốt (86,9%). Các triệu chứng nặng bao gồm: tụt huyết áp (23,3%), rối loạn tri giác (19,9%) và suy hô hấp (10,8%). Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết là 38,6%, choáng nhiễm khuẩn là 23,3%. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là E. coli (83,8%) và K. pneumoniae (9,4%), không ghi nhận tác nhân vi khuẩn kỵ khí. Tỉ lệ vi khuẩn tiết ESBL là 57,5%. Các vi khuẩn còn nhạy cảm cao đối với kháng sinh nhóm carbapenem, nhóm aminoglycoside, nhóm β-lactam phối hợp ức chế β-lactamase. Tất cả các trường hợp VTBTSK được điều trị kháng sinh kinh nghiệm. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh là 13,7%. Thời gian bắt đầu sử dụng kháng sinh là 4,75 giờ. Can thiệp ngoại khoa chiếm tỉ lệ 88,6%. Trong đó, VTBTSK nhóm 3 – 4 có tỉ lệ can thiệp ngoại khoa nhiều hơn và có thời gian can thiệp sớm hơn so với VTBTSK nhóm 1 – 2. Có 12 trường hợp tử vong (6,8%). Các yếu tố liên quan đến tử vong gồm: tuổi bệnh nhân, VTBTSK hai bên, choáng nhiễm khuẩn, giảm tiểu cầu và điều trị nội khoa đơn thuần.
- Kết luận: Viêm thận bể thận sinh khí là bệnh lí nhiễm khuẩn đường tiết nặng, thường đi kèm đái tháo đường, cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong.
Từ khoá: Viêm thận bể thận sinh khí, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đái tháo đường
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: “The diagnosis and treatment evaluation of emphysematous pyelonephritis at Cho Ray Hospital”
Specialty: Urology Code: 62720126
Ph.D. candidate: VU DUC HUY
Supervisor: A.Prof. NGO XUAN THAI, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Emphysematous pyelonephritis (EPN) is a complicated and severe necrotizing infection, involving the renal parenchyma with a high risk of mortality.
Objectives and Methods: This is a retrospective cohort study of 176 cases of EPN admitted and treated at Cho Ray Hospital from January 2011 to December 2019.
Results: The average age of the study sample was 59.05 ± 12.71 years. Females accounted for 81.2% of the cases. The rate of accompanying diabetes was 72.2%. The most common clinical symptoms were abdominal/flank pain (94.3%) and fever (86.9%). Severe symptoms included hypotension (23.3%), altered mental status (19.9%), and respiratory failure (10.8%). The rate of sepsis was 38.6%, and septic shock occurred in 23.3% of cases. The most common pathogens were E. coli (83.8%) and K. pneumoniae (9.4%), with no anaerobic pathogens reported. The rate of ESBL-producing bacteria was 57.5%. The bacteria remained highly sensitive to carbapenems, aminoglycosides, and β-lactam/β-lactamase inhibitor combinations. All EPN cases were treated with empirical antibiotics. The antibiotic resistance rate was 13.7%. The average time to initiate antibiotic therapy was 4.75 hours. Surgical intervention was performed in 88.6% of cases. Group 3–4 EPN cases had a higher rate of surgical intervention and earlier intervention times compared to group 1–2 cases. There were 12 deaths (6.8%). Factors associated with mortality included patient age, bilateral EPN, septic shock, thrombocytopenia, and treatment with medical therapy alone.
Conclusion: Emphysematous pyelonephritis is a severe urinary tract infection, usually accompanied by diabetes mellitus that requires early diagnosis and treatment to reduce mortality rate.
Keywords: Emphysematous pyelonephritis, urinary tract infection, diabetes mellitus