THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của động mạch ngực trong trên người Việt Nam
Chuyên ngành: Giải phẫu người Mã số: 62720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: Võ Thành Nghĩa
Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. Võ Huỳnh Trang
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Việc nắm vững đặc điểm giải phẫu và mô học của động mạch ngực trong giúp giảm thiểu biến chứng và tiên lượng tuổi thọ của cầu nối mạch vành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phẫu tích 50 xác, gồm 100 động mạch ngực trong và 76 mẫu mô học để xác định bề dày của các lớp áo, mức độ tăng sinh nội mạc và số sợi chun ở lớp áo giữa.
Kết quả: 86% động mạch ngực trong bên trái và 96% động mạch ngực trong bên phải xuất phát trực tiếp từ động mạch dưới đòn. 98,68% trường hợp đầu gần động mạch ngực trong không có tăng sinh nội mạc. 100% trường hợp đầu gần động mạch ngực trong là động mạch chun.
Kết luận: Động mạch ngực trong có thể xuất phát chung thân với động mạch khác. Có sự chuyển tiếp dần từ dạng động mạch chun sang động mạch cơ theo chiều dài của động mạch ngực trong.
Từ khóa: động mạch ngực trong, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Study on anatomy of internal thoracic artery in Vietnamese people
Specialty: Human anatomy Code: 62720104
Ph.D. candidate: Vo Thanh Nghia
Supervisor: Associate Professor Vo Huynh Trang, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Understanding the anatomical and histological features of the internal thoracic artery is crucial for minimizing complications and predicting the longevity of coronary artery bypass grafts.
Objectives and Methods: This was a cross-sectional descriptive study. A total of 50 cadavers were dissected, yielding 100 internal thoracic arteries and 76 histological samples to determine the thickness of the arterial layers, the degree of intimal hyperplasia, and the number of elastic fibers in the tunica media.
Results: The left internal thoracic artery originated directly from the subclavian artery in 86% of cases, and the right internal thoracic artery in 96% of cases. In 98.68% of cases, the proximal segment of the internal thoracic artery exhibited no intimal hyperplasia. In 100% of cases, the proximal segment of the internal thoracic artery was classified as an elastic artery.
Conclusion: The internal thoracic artery can share a common trunk with other arteries. There is a gradual transition from an elastic artery to a muscular artery along the length of the internal thoracic artery.
Keywords: internal thoracic artery, coronary artery bypass surgery.