Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. PHAN THÁI SƠN
02/12/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: “Đánh giá kết quả thay huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu” 

Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu và Chống độc.   Mã số: 62720122

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thái Sơn

Họ và tên người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Quang và PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

                                TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN                          

Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) do tăng triglyceride (TG) có tỉ lệ suy cơ quan, tử vong cao hơn so với VTC do nguyên nhân khác. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo, nồng độ TG lúc nhập viện và sau 48 giờ có tương quan thuận với suy tạng và tử vong. Điều trị hạ nhanh TG (<1000 mg/dL) có vai trò quan trọng, giảm tác nhân gây bệnh, giảm suy tạng. So với các biện pháp hạ TG: insulin, heparin, fibrate … thì thay huyết tương (TPE) làm hạ TG nhanh nhất, giảm cytokine, giảm độ nặng bệnh. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước chủ yếu báo cáo kết quả TPE bằng albumin 5%. Tại Việt nam, chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả TPE bằng huyết tương tươi đông lạnh (FFP). Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá hiệu quả TPE trong VTC do tăng TG.  

Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân (BN)≥18 tuổi, VTC do tăng TG (≥1000 mg/dL), APACHE II ≥ 8 điểm, được TPE tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, quan sát được tiến hành từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2023.

Kết quả: Nghiên cứu trên 93 BN, trong đó 59 BN TPE bằng albumin 5% và 34 BN TPE bằng FFP. Số BN TPE 1 lần chiếm 86%, số BN TPE 2 lần chiếm 14%. Sau TPE bằng albumin 5%, mức giảm TG 3005,9 ± 2585 mg/dL, tương ứng 76,1%. Sau TPE bằng FFP, mức giảm TG 3733,6 ± 2617,9 mg/dL, tương ứng 80,7%. Cả 2 dịch thay thế đều giảm độ nặng các thang điểm APACHE II, SOFA và BISAP sau TPE lần 1 với p<0,001. Không có phản ứng phản vệ với albumin 5%, phản ứng với FFP là 11,7% ở mức độ nhẹ và trung bình. Tỉ lệ tử vong 4,3%.

Kết luận: TPE bằng albumin 5% hoặc FFP là biện pháp hiệu quả làm giảm nhanh nồng độ TG máu, giảm mức độ nặng qua các thang điểm đánh giá sau TPE. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm dữ liệu lâm sàng về tính hiệu quả, độ an toàn khi TPE bằng FFP trong điều trị VTC do tăng TG, tuy nhiên cần có các nghiên cứu để đánh giá thêm.

Từ khóa: viêm tụy cấp, tăng triglyceride, thay huyết tương, albumin 5%, huyết tương tươi đông lạnh.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: "Evaluating the Outcomes of therapeutic plasma exchange in treating Hypertriglyceridemia-Induced Acute Pancreatitis"

Specialty: Critical Care and Toxicology         Code: 62720122

Ph.D. candidate: Phan Thai Son

Supervisor 1: Hoang Van Quang, MD, PhD

Supervisor 2: Associate. Professor. Pham Thi Ngoc Thao, MD, PhD

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis (HTG-AP) has higher rates of organ failure and mortality than other forms of pancreatitis. Studies show a direct link between admission triglyceride (TG) levels and outcomes in HTG-AP. Rapid TG reduction (<1000 mg/dL) is critical to lessen disease severity and prevent organ failure. While therapeutic plasma exchange (TPE) is among the most effective interventions, prior studies mainly report TPE resulted using 5% albumin, with no Vietnamese studies on fresh frozen plasma (FFP). This study evaluated TPE's effectiveness, including FFP, for HTG-AP.

Objectives and Methods: Patients (≥18 years) diagnosed with HTG-AP (TG ≥1000 mg/dL) and APACHE II scores of ≥8, treated in the Critical Care Department at Cho Ray Hospital and the University Medical Center Ho Chi Minh City, were included in this prospective, observational study conducted from June 2018 to June 2023.

Results: The study included 93 patients, 59 patients underwent TPE with 5% albumin, and 34 patients with FFP. Single-session TPE was applied in 86% of cases, while 14% required two sessions. After TPE with 5% albumin, TG levels decreased by 3005.9 ± 2585 mg/dL, corresponding to a 76.1% reduction. With FFP, TG levels decreased by 3733.6 ± 2617.9 mg/dL, corresponding to an 80.7% reduction. Both replacement solutions reduced severity scores on the APACHE II, SOFA, and BISAP scales after the first TPE session, with p<0.001. No anaphylactic reactions were observed with 5% albumin; the reaction rate with FFP was 11.7%, with mild to moderate severity. The mortality rate was 4.3%.

Conclusion: TPE using 5% albumin or FFP effectively reduced TG levels and severity in HTG-AP, contributing new clinical data on the safety and efficacy of FFP in HTG-AP treatment. Further studies were recommended.

Keywords: Acute pancreatitis, Hypertriglyceridemia, Therapeutic plasma exchange, 5% albumin, Fresh frozen plasma

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN