THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Đánh giá kết quả điều trị sỏi gan bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ.
Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa Mã số: 62720125
Họ và tên nghiên cứu sinh: VÕ ĐẠI DŨNG
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN VĂN PHƠI
PGS.TS PHAN MINH TRÍ
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Sỏi gan là bệnh phức tạp, các phương pháp phẫu thuật vẫn giữ vai trò quan trọng nhờ khả năng can thiệp sỏi và thương tổn. Trong đó, tiếp cận bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) kết hợp với nội soi đường mật (NSĐM) trong mổ là phương pháp ít xâm hại cho người bệnh. Vậy sự kết hợp này có kết quả ra sao, tính khả thi và an toàn trong điều trị sỏi gan?
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 3 năm 2021, tại Bệnh viện Trưng Vương, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 198 bệnh nhân sỏi gan, có hoặc không kèm sỏi ống mật chủ (OMC), được chỉ định PTNS mở OMC.
- Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện thành công PTNS kết hợp NSĐM trong mổ với ống nối da-mật cho 159/198 (80,3%) trường hợp (TH). Trong đó, 59/61 TH dẫn lưu Kehr, 50/51 TH nối mật da bằng túi mật, 26/32 TH nối mật da bằng đoạn ruột biệt lập, 2/7 TH nối mật ruột da, 22/47 TH cắt gan có hoặc không kèm nối mật da. Còn lại, 28 TH (14,1%) chuyển mổ mở theo chỉ định và 11 TH (5,6%) chuyển mổ mở ngoài dự kiến. Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật là 12,6% (25/198 TH), không có tử vong. Trong đó, có 2 TH cần mổ lại gồm 1 TH chảy máu sau mổ và 1 TH tắc miệng nối ruột non. Tỷ lệ biến chứng trong cắt gan cao hơn các phương pháp khác. Sạch sỏi sau mổ là 38,9% (79/198 TH) và 309 lần NSĐM sau mổ/198 TH (trung bình 1,56 lần/1 TH). Sạch sỏi sau cùng là 84,8% (168/198 TH), trong đó, cắt gan là 93,6% (44/47 TH) và không cắt gan là 82,1% (124/152 TH). Kết quả điều trị sỏi có liên quan đến hẹp đường mật và phẫu thuật cắt gan có tỷ lệ sạch sỏi cao hơn các phương pháp khác. Phẫu thuật dẫn lưu Kehr hay nối mật da bằng túi mật có số lần lấy sỏi sau mổ nhiều hơn phẫu thuật nối mật da bằng đoạn ruột biệt lập và nhiều hơn phẫu thuật cắt gan. Sự kết hợp giữa PTNS và NSĐM trong mổ đã giúp xác định được 51/198 TH (25,8%) có tổn thương xơ teo gan và 111/198 TH (56,1%) có hẹp đường mật, điều này đã dẫn đến thay đổi chỉ định phương pháp phẫu thuật ở 110/198 TH (55,6%).
- Kết luận: Phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ là cần thiết trong điều trị sỏi gan, để mang lại những đánh giá chính xác về bệnh giúp quyết định điều trị hợp lý, giúp làm sạch sỏi hoàn toàn 38,9% trường hợp và giảm số lần lấy sỏi sau mổ.
Từ khóa: Sỏi gan, phẫu thuật nội soi.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Evaluation of hepatolithiasis treatment results by laparoscopic surgery combined with intraoperative cholangioscopy.
Specialty: Gastrointestinal Surgery Code: 62720125
Ph.D. candidate: VO DAI DUNG
Supervisor 1: Associate Professor. TRAN VAN PHOI, MD, PhD
Supervisor 2: Associate Professor. PHAN MINH TRI, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
- Background: Hepatolithiasis are complex diseases, surgical methods still play an important role thanks to the ability to intervene in stones and lesions. In particular, the approach by laparoscopic surgery (LS) combined with intraoperative cholangioscopy (IC) is a minimally invasive surgery for patients. So, what are the results of this combination, feasibility and safety in the treatment of hepatolithiasis?
- Objectives and Methods: From April 2014 to March 2021, at Trung Vuong Hospital, we conducted a non-controlled clinical intervention study involving 198 hepatolithiasis patients, with or without common bile duct (CBD) stones, were indicated LS to open CBD.
- Results: We successfully performed laparoscopic surgery combined with intraoperative cholangioscopy via “cutaneous-bilio tube” in 159/198 (80.3%) cases. In which, there are 59/61 cases choledochostomy with T-tube drainage, 50/51 with gallbladder, 26/32 with isolated jejunal segment, 2/7 HCJ, and 22/47 hepatectomy and choledochostomy. Remaining, 28 (14.1%) cases were converted to open surgery as indicated, only 11 (5.6%) were converted to open surgery unexpectedly. The rate of surgical complications was 12.6% (25/198) cases, no perioperative death, in which, two patients who need to be reoperated: one postoperative bleeding and one obstruction of the small intestine anastomosis. The complication rate of hepatectomy were more than in other methods. The postoperative stone clearance was 38.9% (79/198) cases and 309 times of postoperative cholangioscopy (1.56 times/case). The final stone clearance was 84.8% (168/198), of which, hepatectomy: 93.6% (44/47) and non-hepatectomy: 82.1% (124/152). The results of stones treatment are related to biliary stricture and the stone clearance of hepatectomy is higher than other methods. Choledochostomy with T-tube drainage or with gallbladder had more times of postoperative cholangioscopy than choledochostomy with an isolated jejunal segment and more than hepatectomy. The combination of laparoscopic surgery and intraoperative cholangioscopy identified 51/198 cases (25.8%) with atrophic lesions and 111/198 cases (56.1%) with biliary stricture, this had led to change in surgical indication in 110/198 patients (55.6%).
- Conclusion: Laparoscopic surgery combine with intraoperative cholangioscopy is necessary in treatment of hepatolithiasis, providing to accurately assess of the disease to make appropriate treatment decisions, helping to completely remove stones in 38.9% of cases and reducing the number of times stones need to be removed after surgery.
Keywords: hepatolithiasis, laparoscopic surgery