THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu so sánh hiệu quả các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ lạnh
Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: 9720105
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Ngọc Anh Vũ
Họ và tên người hướng dẫn: Vương Thị Ngọc Lan
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Số chu kỳ chuyển phôi trữ ngày càng tăng. Hiện tại, chưa rõ phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ nào mang lại hiệu quả tối ưu. Nghiên cứu này so sánh hiệu quả của các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung bao gồm: chu kỳ tự nhiên, chu kỳ tự nhiên cải biên, và chu kỳ nhân tạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Các bệnh nhân thoả tiêu chuẩn nhận và loại, đồng ý tham gia nghiên cứu được phân bố ngẫu nhiên vào một trong ba phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung. Kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh sống sau 1 chu kỳ chuyển phôi.
Kết quả: Từ 22/3/2021 đến 14/3/2023, 1428 bệnh nhân được phân bố ngẫu niên. Tỷ lệ trẻ sinh sống sau 1 chu kỳ chuyển phôi là 37% ở phác đồ chu kỳ tự nhiên, 33% ở phác đồ chu kỳ tự nhiên cải biên, và 34% ở phác đồ chu kỳ nhân tạo (nguy cơ tương đối, RR 1,07 [khoảng tin cậy 95% 0,87–1,33] ở chu kỳ tự nhiên so với chu kỳ nhân tạo và 0,98 [0,79–1,22] ở chu kỳ tự nhiên cải biên so với chu kỳ nhân tạo. Kết cục sản khoa, sơ sinh không khác biệt. Có 99 chu kỳ (20,8%) bị hủy ở phác đồ chu kỳ tự nhiên và chu kỳ tự nhiên cải biên, trong khi không có chu kỳ nào ở phác đồ chu kỳ nhân tạo.
Kết luận: Tỷ lệ trẻ sinh sống, các biến chứng sau chuyển phôi, biến chứng thai kỳ, kết cục sơ sinh không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba phác đồ trong khi tỷ lệ huỷ chu kỳ cao hơn rõ rệt ở phác đồ chu kỳ tự nhiên và tự nhiên cải biên so với phác đồ chu kỳ nhân tạo.
Từ khóa: chuyển phôi trữ lạnh, trẻ sinh sống, chu kỳ tự nhiên, chu kỳ tự nhiên cải biên, chu kỳ nhân tạo
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: The effectiveness of endometrial preparation protocols for frozen embryo transfer
Specialty: Obstetrics and Gynecology Code: 9720105
Ph.D. candidate: Ho Ngoc Anh Vu
Supervisor: Associate Professor Vuong Thi Ngoc Lan
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: The number of frozen embryo transfer (FET) cycles is increasing. However, the optimal endometrial preparation protocol for FET remains to be determined. This study compares the effectiveness of three endometrial preparation protocols for FET: the natural cycle, the modified natural cycle, and the artificial cycle.
Objectives and Methods: This is a randomized controlled clinical trial. Eligible patients who agreed to participate were randomly assigned to one of three endometrial preparation protocols. The primary outcome is the live birth rate after one embryo transfer cycle.
Results: From March 22, 2021, to March 14, 2023, 4,779 women were screened, and 1,428 patients were randomly assigned. The live birth rate after one embryo transfer cycle was 37% in the natural cycle protocol, 33% in the modified natural cycle protocol, and 34% in the artificial cycle protocol (relative risk 1.07 [95% confidence interval 0.87–1.33] for natural versus artificial cycle, and 0.98 [0.79–1.22] for modified natural versus artificial cycle. No significant differences in obstetric and neonatal outcomes were found. Ninety-nine cycles (20.8%) were canceled in the natural and modified natural cycle protocols, while no cycles were canceled in the artificial cycle protocol.
Conclusion: The live birth rate, embryo transfer, pregnancy complications, and neonatal outcomes of the three protocols were not statistically different, while cycle cancellation rates were significantly higher in the natural and modified natural cycle protocols than in the artificial cycle protocol.
Keywords: frozen embryo transfer, live birth, natural cycle, modified natural cycle, artificial cycle