THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ghép giác mạc điều trị bằng mô giác mạc được chiếu tia gamma”
Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: 62720157
Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Nguyễn Việt Hương
Họ và tên người hướng dẫn 1: PGS.TS.BS Võ Thị Hoàng Lan
Họ và tên người hướng dẫn 2: TS.BS Võ Quang Minh
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Viêm loét giác mạc kém đáp ứng điều trị nội khoa diễn tiến thủng sẽ được dán keo, ghép màng ối hoặc ghép giác mạc điều trị – phương pháp triệt để nhất vì vừa giúp bảo tồn nhãn cầu và vừa loại bỏ mô nhiễm trùng. Từ sau đại dịch COVID-19, giác mạc ngày càng thiếu hụt và giác mạc chiếu tia gamma (GMG) là giải pháp hữu hiệu: tận dụng được nguồn giác mạc không đủ tiêu chuẩn ghép quang học. Nhờ đó, GMG với hạn sử dụng 2 năm có thể được lưu trữ sẵn tại bệnh viện và mang ra sử dụng bất cứ lúc nào, phù hợp với tính cấp cứu trong điều trị viêm loét giác mạc thủng hoặc dọa thủng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng hàng loạt ca không nhóm chứng nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của GMG trong ghép giác mạc điều trị thực hiện tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh (2018 – 2023). Ghép nguyên phát được thực hiện cho viêm loét giác mạc thủng, và ghép thứ phát trên các mắt đã bảo tồn bằng phương pháp khác và bị thủng hoặc nhiễm trùng tái phát.
Kết quả: Có 37 mắt được ghép giác mạc điều trị với GMG. Thời gian chờ phẫu thuật trung bình là 1,5 ± 1,0 ngày, và thời gian theo dõi trung bình là 13,0 ± 6,5 tháng. Đường kính trung bình mảnh ghép là 7,5 ± 1,5 mm. Sau 1 năm, tỷ lệ bảo tồn nhãn cầu đạt 95%. Biến chứng thường gặp bao gồm khuyết biểu mô lâu lành (75,7%), tăng nhãn áp cần phẫu thuật (24,3%), và nhiễm trùng sau mổ (21,6%). Đa số biến chứng xảy ra trong 3 tháng đầu. Mảnh ghép lớn hơn có liên quan đến tỷ lệ biến chứng cao hơn.
Kết luận: Ghép giác mạc điều trị với GMG có hiệu quả cao trong bảo tồn mắt viêm loét giác mạc thủng. Tỷ lệ biến chứng cao hơn ở mắt có mảnh ghép lớn hơn cho thấy việc can thiệp phẫu thuật sớm khi kích thước ổ loét còn nhỏ, có thể giúp giảm tỷ lệ biến chứng.
Từ khóa: ghép giác mạc điều trị, giác mạc chiếu tia gamma, viêm loét giác mạc
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: “Outcomes of Therapeutic Penetrating Keratoplasty Using Gamma-Irradiated Corneal Tissue”
Specialty: Ophthalmology Code: 62720157
Ph.D. candidate: Duong Nguyen Viet Huong
Supervisors 1: Associate Professor Vo Thi Hoang Lan, M.D., Ph.D.
Supervisors 2: Vo Quang Minh, M.D., Ph.D.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Refractory corneal ulcers progressing to perforation can be treated with adhesive application, amniotic membrane transplantation, or therapeutic corneal transplantation – the most definitive method as it preserves the eye and removes infected tissue. Post-COVID-19, corneal tissue shortages have worsened, and gamma-irradiated corneas offer a solution. These corneas, with a 2-year shelf life, can be stored in hospitals for immediate use in emergencies involving perforated or at-risk ulcers.
Objectives and Methods: The objectives were to evaluate the effectiveness and safety of gamma-irradiated corneal tissue in therapeutic penetrating keratoplasty (TPK). Case series analysis conducted on all eyes undergoing therapeutic penetrating keratoplasty (TPK) using gamma-irradiated corneal tissue (GCT) at Ho Chi Minh City Eye Hospital (2018 – 2023). Primary TPK was performed for perforated corneal ulcers, and secondary TPK in eyes with recurrent infection or repeat perforation of a patch graft.
Results: Thirty seven eyes underwent TPK with GCT. Mean time from diagnosis to surgery was 1.5 ± 1.0 days and mean follow-up after surgery was 13.0 ± 6.5 months. Mean GCT graft diameter was 7.5 ± 1.5mm. At 1 year post-operative, globe preservation rate was 95%. Common postoperative complications included persistent epithelial defects (75.7%), increased intraocular pressure requiring surgery (24.3%), and postoperative infection (21.6%). Most complications occurred within the first 3 months, and larger grafts were associated with a higher incidence of complications.
Conclusion: TPK using GCT demonstrates high efficacy in globe preservation for perforated corneas. Postoperative complications were significantly more common in eyes receiving larger grafts, indicating that earlier referral and surgical intervention in case of less extensive ulceration/infection may result in fewer postoperative complications.
Keywords: therapeutic penetrating keratoplasty, gamma-irradiated cornea, corneal ulcer