Tiến sĩ

Thông tin luận án đưa lên mạng của NCS. Vũ Thị Hạnh Như
08/04/2025

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: “Tần suất, đặc điểm nội soi, mô bệnh học và đột biến gen BRAF của tổn thương răng cưa không cuống ở đại trực tràng”

Ngành: Nội khoa    Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Hạnh Như

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Quách Trọng Đức, TS. Hồ Đăng Quý Dũng

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

                           TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng được xem là tổn thương tiền ung thư đại trực tràng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về polyp đại trực tràng vẫn tập trung nhiều vào con đường u tuyến, rất ít dữ liệu về con đường răng cưa. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Tần suất, đặc điểm nội soi, mô bệnh học và đột biến gen BRAF của tổn thương răng cưa không cuốn (TTRCKC) ở đại trực tràng".

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, trên bệnh nhân bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa dưới được chỉ định nội soi đại tràng tràng tại khoa Nội Soi - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2022 đến 12/2023. TTRCKC được xác định với tiêu chuẩn vàng là mô bệnh học theo phân loại WHO năm 2019.

Kết quả: Tần suất của TTRCKC ở đại trực tràng là 4,2%. Các yếu tố liên quan của TTRCKC bao gồm giới nam, tuổi ≥ 40, tăng huyết áp và đái tháo đường. Các đặc điểm nội soi liên quan đến chẩn đoán TTRCKC bao gồm vị trí ở đại tràng đoạn gần, kích thước > 5 mm, hình dạng phẳng, hình dạng không đều, vi mạch máu dãn và điểm tối trong khe tuyến. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác của phân loại WASP trong chẩn đoán TTRCKC lần lượt là: 38,8%; 97,8%; 55,3%; 95,8%; 94%. Đặc điểm mô bệnh học thường gặp nhất của TTRCKC là dãn đáy khe tuyến, răng cưa đến đáy tuyến, khe tuyến phát triển theo chiều ngang dọc lớp cơ niêm với tỉ lệ lần lượt là 95,9%, 83,5%, 68,6%. Tỉ lệ TTRCKC có loạn sản chiếm 66,1%. Tỉ lệ đột biến gen BRAF của TTRCKC là 35,5%, trong đó 95,3% là đột biến BRAF V600E, 2,3% là đột biến BRAF D594N và 2,3% là đột biến BRAF K601E.

Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận tần suất TTRCKC ở đại trực tràng là 4,2%, với đặc điểm nội soi điển hình là tổn thương ở đại tràng đoạn gần, kích thước > 5 mm, hình dạng phẳng hoặc không đều. Tỉ lệ đột biến gen BRAF là 35,5%, chủ yếu BRAF V600E.

Từ khóa: Tổn thương răng cưa không cuống, tần suất, yếu tố nguy cơ, đặc điểm nội soi, đặc điểm mô bệnh học, đột biến gen BRAF

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: "Prevalence, endoscopic characteristics, histopathological features, and BRAF mutations of colorectal sessile serrated lesions"

Specialty: Internal Medicine                                                                      Code: 9720107

Ph.D. candidate: Vu Thi Hanh Nhu, M.D.

Supervisor 1: Ascociate Professor Quach Trong Duc, M.D., Ph.D.

Supervisor 2: Ho Dang Quy Dung, M.D., Ph.D

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Colorectal polyps are considered precancerous lesions of colorectal cancer. In Vietnam, studies on colorectal polyps have predominantly focused on the adenoma pathway, with limited data on the serrated pathway. Therefore, we conducted the study on the Prevalence, endoscopic characteristics, histopathological features, and BRAF mutations of colorectal sessile serrated lesions (SSLs)”.

Subjents and Methods: A cross-sectional study was conducted on patients with lower gastrointestinal symptoms who underwent colonoscopy at the Endoscopy Department of the University Medical Center, Ho Chi Minh City, from February 2022 to December 2023. SSLs were identified using the gold standard of histopathology based on the 2019 WHO classification.

Results: The prevalence of SSLs was 4.2%. Risk factors associated with SSLs included male gender, age ≥ 40, hypertension, and diabetes mellitus. Endoscopic features associated with SSLs were proximal colonic location, size > 5 mm, flat morphology, irregular shape, dilated microvascular pattern, and dark spots within the crypts. The sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value, and accuracy of the WASP classification in diagnosing SSLs were 38.8%, 97.8%, 55.3%, 95.8%, and 94%, respectively. The most common histopathological features of SSLs were dilated crypt bases (95.9%), serrations extending to the crypt base (83.5%), and horizontally extending crypts along the muscularis mucosa (68.6%). 66.1% of SSLs exhibited dysplasia. The BRAF mutation rate in SSLs was 35.5%, with 95.3% being BRAF V600E , 2.3% BRAF D594N, and 2.3% BRAF K601E mutations.

Conclusion: This study reported an SSL prevalence of 4.2%, with endoscopic features including proximal colonic location, size > 5 mm, and flat or irregular shape. The BRAF mutation rate was 35.5%, predominantly BRAF V600E.

Keywords: Sessile serrated lesion, prevalence, risk factors, endoscopic characteristics, histopathological features, BRAF gene mutation.

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN