THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Thiên niên kiện lá lớn (Homalomena pendula (Blume) Bakh. f.) họ Ráy (Araceae).
Chuyên ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền Mã số: 9720206
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Khánh Thùy Linh
Họ và tên người hướng dẫn 1: PGS.TS. Hồ Việt Đức
Họ và tên người hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Thị Vân Anh
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Thiên niên kiện (Homalomena) là một chi lớn của họ Ráy. Việt Nam có 5 loài Homalomena. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Thiên niên kiện lá lớn còn rất hạn chế. Do đó, đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của loài Thiên niên kiện lá lớn bao gồm hoạt tính kháng viêm, gây độc tế bào ung thư và ức chế acetylcholinesterase.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thân rễ cây Thiên niên kiện lá lớn thu hái tại Lâm Đồng. Phân lập các hợp chất tinh khiết bằng các phương pháp sắc ký cột kết hợp với sắc ký lớp mỏng. Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Xác định cấu trúc hợp chất tinh khiết bằng các phương pháp phổ (MS, NMR, CD...). Xác định thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp GC-MS. Đánh giá hoạt tính kháng viêm, gây độc tế bào ung thư và ức chế acetylcholinesterase bằng các mô hình in vitro. Hợp chất ức chế acetylcholinesterase tiềm năng tiếp tục được khảo sát cơ chế tác động in silico.
- Kết quả: Đề tài đã phân lập và xác định cấu trúc của 28 hợp chất, trong đó có 4 chất mới: homalolide A (chất giả), homalolide B, homalolide C và homalolide D. Đã xác định tinh dầu có hàm lượng 0,15% và thành phần chính là linalool (31,6%). Cao n-hexan, cao ethyl acetat thể hiện hoạt tính ức chế sản sinh NO với IC50 lần lượt là 46,80 và 75,52 µg/ml. 10/28 hợp chất đã phân lập có tác dụng ức chế sản sinh NO với IC50 trong khoảng 35,41–98,10 µM. Homalolide A, homalomenol A làm thay đổi mức độ sản sinh IL-6, TNF-α, IL-10, cũng như mức độ biểu hiện gen COX-2, iNOS phụ thuộc vào nồng độ. α-Cadinol có khả năng ức chế yếu dòng tế bào ung thư phổi và tế bào thận gốc phôi với IC50 lần lượt là 97,75 và 92,52 µM. Sitoindosid I có khả năng ức chế trung bình trên 5 dòng tế bào thử nghiệm với IC50 trong khoảng 44,05 – 60,64 µM. Cao n-hexan và tinh dầu thể hiện hoạt tính ức chế acetylcholinesterase trung bình với IC50 lần lượt là 133,87 và 130,65 µg/ml. Teucmosin có khả năng ức chế acetylcholinesterase với IC50 là 4,53 ± 0,39 µM.
- Kết luận: Đề tài đã phân lập được 28 hợp chất tinh khiết, đã xác định được hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu. Đề tài cũng đã đánh giá hoạt tính kháng viêm, gây độc tế bào ung thư và ức chế acetylcholinesterase của tinh dầu, các cao chiết và các chất đã phân lập.
Từ khóa: Thiên niên kiện lá lớn, thành phần hóa học, kháng viêm, độc tế bào, acetylcholinesterase
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Study on chemical constituents and biological activities of Homalomena pendula (Blume) Bakh. f. Araceae.
Specialty: Pharmacognosy – Traditional Pharmacy Code: 9720206
Ph.D. candidate: Nguyen Khanh Thuy Linh
Supervisor 1: Associate Professor Ho Viet Duc, PhD
Supervisor 2: Associate Professor Tran Thi Van Anh, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Homalomena is a large genus in the Araceae, with five species found in Vietnam. Research on the chemical composition and biological activities of H. pendula remains limited. Therefore, this study aims to explore the chemical composition and examine several biological activities of this species, including anti-inflammatory effects, cytotoxicity and acetylcholinesterase inhibition.
Objectives and Methods: The study focused on the rhizome of H. pendula from Lam Dong. Pure compounds were isolated using column and thin-layer chromatography. Essential oils were extracted via steam distillation. Compound structures were determined using spectroscopic techniques (MS, NMR, CD…), and the oil's composition was analyzed by GC-MS. In vitro models were employed to evaluate anti-inflammatory activity, cytotoxicity against cancer cells, and acetylcholinesterase inhibition. A potential acetylcholinesterase inhibitor was further investigated for its mechanism of action through in silico studies
Results: The study isolated 28 compounds, including 4 new ones: homalolide A (an artifact), homalolide B, homalolide C, and homalolide D. The essential oil content was 0.15%, with linalool (31.6%) as the main component. n-Hexane and ethyl acetate extracts inhibited NO production, with IC50 values of 46.80 and 75.52 µg/ml, respectively. Among 28 compounds, ten compounds showed NO inhibition with IC50 values between 35.41 and 98.10 µM. Homalolide A and homalomenol A altered the levels of IL-6, TNF-α, IL-10, and COX-2 and iNOS gene expression, depending on the concentration. α-Cadinol showed weak cytotoxicity against lung and embryonic kidney cells, with IC50 values of 97.75 and 92.52 µM. Sitoindoside I exhibited moderate inhibition in 5 cell lines, with IC50 values from 44.05 to 60.64 µM. n-Hexane extract and essential oil showed moderate acetylcholinesterase inhibition (IC50 values of 133.87 and 130.65 µg/ml), while teucmosin exhibited potent inhibition (IC50 = 4.53 ± 0.39 µM).
Conclusion: The study isolated 28 compounds, determined the content and chemical composition of the essential oil. It also evaluated the anti-inflammatory activity, cytotoxicity against cancer cells, acetylcholinesterase inhibition of the essential oil, extracts, and isolated compounds.
Keywords: Homalomena pendula, chemical constituents, anti-inflammatory, cytotoxicity, acetylcholinesterase.